#thị trường bất động sản
Bản tin thời sự sáng 28/9

Bản tin thời sự sáng 28/9

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là đầu tư 860 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng sân bay Cà Mau; các địa phương báo cáo việc công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản trước 30/9; dự án cao tốc hơn 17.400 tỷ qua Bình Dương dự kiến thu phí gần 33 năm; xem xét thu hồi 4.200 m2 bán đảo hồ Đống Đa (Hà Nội)…
TP.HCM công bố bảng giá đất dự kiến ban hành với mức tăng từ 5 - 51 lần thu hút sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Tiền sử dụng đất theo quy định mới: Lượng hóa tác động đến thị trường bất động sản

(BĐT) - Quy định mới về tiền sử dụng đất (TSDĐ) đang được người dân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) đặc biệt quan tâm. Gần đây, TP.HCM công bố bảng giá đất dự kiến ban hành, trong đó giá đất một số khu vực tăng đến 51 lần so với mức cũ. Tại Hà Nội, giá trúng đấu giá đất huyện Thanh Oai mới đây có mảnh được đẩy từ mức khởi điểm 10 triệu đồng/m2 lên tới 100 triệu đồng/m2… khiến không ít người đặt câu hỏi về tác động của TSDĐ theo quy định mới đến thị trường BĐS.
Giá trị giao dịch M&A trong lĩnh vực bất động sản từ đầu năm đến nay tăng mạnh nhờ vào việc thoái vốn của một số tập đoàn lớn. Ảnh: Duy Quang

Hoạt động M&A hâm nóng thị trường bất động sản

(BĐT) - Cùng với những thay đổi về pháp lý liên quan đến lĩnh vực bất động sản (BĐS) kể từ đầu tháng 8/2024, những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực BĐS đang mở ra hy vọng cho các bên tham gia, qua đó thúc đẩy thị trường ấm dần, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.
Doanh nghiệp môi giới bất động sản cần hướng đến dòng sản phẩm minh bạch về pháp lý, sản phẩm của các chủ đầu tư lớn có uy tín, sản phẩm có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng. Ảnh: Tiên Giang

DN môi giới bất động sản “tìm cơ trong nguy”

(BĐT) - Trải qua giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS), bên cạnh những đơn vị môi giới BĐS đã rời bỏ “cuộc chơi”, vẫn còn nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục bám trụ với hy vọng “tìm cơ trong nguy”. Nhiều ý kiến mong đợi, khi 3 luật liên quan đến thị trường BĐS có hiệu lực từ 1/8/2024 sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng nguồn cung BĐS, hỗ trợ DN môi giới phục hồi.
Mặt bằng giá bán chung cư tại Hà Nội đang ngày càng tiệm cận mức giá ghi nhận được tại TP.HCM ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Ảnh: B.T

Giá chung cư leo thang khiến người mua ngày càng khó sở hữu

(BĐT) - Trong các loại hình sản phẩm nhà ở hiện nay tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, thì căn hộ chung cư luôn có nhu cầu cao hơn hẳn các phân lúc còn lại gồm nhà phố liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự… Tuy nhiên, sự "nhảy múa" giá cả của phân khúc này đang khiến số đông mua nhà hụt hơi.
Năm 2024, các phân khúc chung cư, đất nền, liền kề, biệt thự, shophouse dự kiến sẽ nhận được sự quan tâm của dòng tiền đầu tư. Ảnh: Tiên Giang

Kỳ vọng thị trường bất động sản minh bạch hơn, hiệu quả hơn

(BĐT) - Tại Chỉ thị số 14/2024/CT-TTg ban hành ngày 2/5/2024, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có những giải pháp liên quan đến thị trường bất động sản. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành thực hiện những công việc cụ thể, góp sức phục hồi và phát triển thị trường này.
Ảnh: Lê Tiên

Khai phóng nguồn lực đất đai

(BĐT) - Với nền tảng pháp lý mới, thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn, phục hồi và nâng tầm phát triển. Dù còn có những vấn đề phải giải quyết, nhưng nhiều chủ đầu tư, địa phương, doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược mới, giải pháp mới nhằm khai thác lợi thế đất đai cho tăng trưởng, biến “tấc đất” thành “tấc vàng”, tiếp tục góp sức vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Muốn khơi thông nguồn cung bất động sản, nhất ở ở khu vực phía Nam nơi có nhiều dự án đang đình trệ, thì phải gỡ nút thắt pháp lý cho lĩnh vực này

Sản phẩm bất động sản tốt sẽ có “cửa” với cuộc chơi mới

(BĐT) - Hơn 70% các dự án bất động sản hiện nay đều bị ách tắc pháp lý do các luật chồng chéo. Do đó, muốn khơi thông nguồn cung bất động sản, nhất ở ở khu vực phía Nam - nơi có nhiều dự án đang đình trệ, cần phải gỡ "nút thắt" pháp lý cho lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ đạo tích cực đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền liên quan đến dự án bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi công điện đến Bộ trưởng các bộ: Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng mạnh vì thị trường bất động sản lao dốc

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng mạnh vì thị trường bất động sản lao dốc

(BĐT) - Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bê tông và sản phẩm từ xi măng, thạch cao, Công ty TNHH Việt Đức là nhà cung cấp cho nhiều công trình, dự án bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, tình trạng lao dốc của thị trường bất động sản (BĐS) trong 2 năm qua và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đã ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu của Công ty.
Vấn đề cốt lõi đầu tiên vẫn phải là tăng “tổng cầu” cho thị trường bất động sản thông qua “đòn bẫy” tín dụng. Ảnh: Bảo Tín

Làm gì để kích “tổng cầu”, tạo “nguồn cung” cho thị trường bất động sản?

(BĐT) - Nửa đầu năm 2023, tại TP.HCM chỉ có 2 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, nhưng có đến 62 dự án không đáp ứng đủ điều kiện làm chủ đầu tư do “vướng mắc pháp lý” và có tới 55 dự án đang được xem xét giải quyết. Việc làm gì để kích “tổng cầu”, tạo “nguồn cung” cho thị trường bất động sản là câu hỏi lớn đang được đặt ra cho mọi phía.
Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023, tiêu thụ thép thành phẩm chỉ bằng 38% kế hoạch năm và giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Nhã Chi

Tắc nghẽn tiêu thụ, DN vật liệu xây dựng tìm cách tháo gỡ

(BĐT) - Tình hình thị trường khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản chưa được khơi thông là nguyên nhân chủ yếu khiến tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng (VLXD) sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, tồn kho sản phẩm tăng cao, công nhân thiếu việc làm. Bên cạnh việc tiết giảm chi phí, doanh nghiệp (DN) trong ngành đang kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông thị trường.
Một số ý kiến cho rằng thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ nét hơn từ cuối năm 2023, đầu năm 2024. Ảnh: Lê Tiên

Thêm giải pháp phục hồi thị trường bất động sản

(BĐT) - Dù thị trường bất động sản (BĐS) đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển là rất lớn. Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển BĐS nhà ở, khu công nghiệp, các phân khúc thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm để thị trường BĐS phục hồi và phát triển đúng tiềm năng. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo quốc tế “Tiềm năng phát triển thị trường BĐS tại Việt Nam” do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 13/7/2023.
Đoàn giám sát sẽ làm rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế với thị trường bất động sản xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật. Ảnh: Lê Tiên

Quốc hội sẽ giám sát về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

(BĐT) - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội với phạm vi giám sát từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.