Ảnh minh họa: Internet |
Nội dung giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Tỉnh sẽ giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).
Tiếp đến là giám sát việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN, bao gồm: Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại DN và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài DN (nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư); tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại DN, khả năng thanh toán nợ của DN, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; và tình hình lưu chuyển tiền tệ của DN.
Sau đó là giám sát hoạt động kinh doanh của DN; đồng thời, giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ DN.
Để thực hiện, UBND Tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát tài chính đặc biệt tại Công ty theo đúng quy định.
Trước đó (ngày 8/2/2023), UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch giám sát vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính đối với DN nhà nước và DN có vốn nhà nước năm 2023 trên địa bàn. Theo Kế hoạch, năm 2023, Tỉnh thực hiện giám sát đối với 10 DN thuộc các đối tượng này trên địa bàn, trong đó có Công ty CP Quy hoạch kiến trúc và Đầu tư xây dựng Hậu Giang nêu trên.
9 DN khác trong danh sách cũng thuộc đối tượng giám sát tài chính của Tỉnh gồm: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang; Công ty CP Bến xe tàu Hậu Giang; Công ty CP Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang; Công ty CP Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang; Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang; Công ty CP Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang; Công ty CP Bông Sen Hậu Giang; Công ty CP Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang; Công ty CP Đăng kiểm Hậu Giang.