Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại Hội thảo công bố Báo cáo thường niên chuyển đổi số (CĐS) doanh nghiệp (DN) 2022 với chủ đề: “Mức độ sẵn sàng CĐS của DN Việt Nam”, bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhiều DN Việt Nam đang tăng tốc CĐS.
Một số ngành có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cao như: nông, lâm nghiệp và thủy sản; bán buôn và bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo… Ảnh: Tiên Giang
Một số ngành có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cao như: nông, lâm nghiệp và thủy sản; bán buôn và bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo… Ảnh: Tiên Giang

Thông tin về mức độ sẵn sàng CĐS của DN Việt Nam thông qua khảo sát chuyên sâu hơn 1.000 DN thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, Báo cáo cho thấy, năm 2022, số lượng DN được khảo sát đang tiến hành CĐS có dấu hiệu gia tăng. Nhiều DN cũng dành nguồn lực đầu tư cụ thể cho hoạt động này.

Các DN đã có bước tiến về áp dụng công nghệ số trong nghiệp vụ tiếp thị, phân phối, bán hàng đa kênh giúp gia tăng trải nghiệm và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Công nghệ số cũng được áp dụng phổ biến hơn trong một số nghiệp vụ như: quản lý kho, dây chuyền sản xuất… Một số ngành có mức độ sẵn sàng CĐS cao như: nông, lâm nghiệp và thủy sản; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến, chế tạo…

Ông Daniel Fitzpatrick, Giám đốc Dự án USAID LinkSME cũng nhận xét, nhiều DN Việt Nam đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CSĐ và hiện đang nỗ lực thực hiện các sáng kiến và chiến lược CĐS của riêng mình. Một số DN nhờ đó mà thực hiện quá trình CĐS nhanh và hiệu quả hơn các DN khác.

Dù có nhiều bước tiến, song Báo cáo cũng chỉ ra, các DN dù có đủ nhận thức, kiến thức về CĐS nhưng lại khó có thể tự mình thực hiện quá trình thay đổi mang tính toàn diện này. Do đó, năm 2023, Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ tư vấn về lộ trình, hỗ trợ ứng dụng CĐS phù hợp cho DN.

Chuyên đề