Định mức xây dựng cơ bản lạc hậu làm nản lòng nhà thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng nhà thầu không mặn mà đấu thầu các gói xây lắp, rõ nhất là ở lĩnh vực hạ tầng giao thông. Nguyên nhân là do giá định mức xây dựng cơ bản (vật liệu, nhiên liệu...) theo quy định còn những điểm chưa hợp lý và chưa sát thực tế, trong khi việc điều chỉnh lại chậm và mất nhiều thời gian.

Ông Đỗ Ngọc Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Vinaconex25

So sánh cho thấy, nếu năm 2022 giá vật liệu chỉ tăng từ 1,2 - 1,4 lần, giá nhân công thuê ngoài tăng 1,8 lần so với dự toán thì năm 2023, giá vật liệu tiếp tục tăng gấp 2,5 - 3 lần, giá nhân công tăng 2 - 2,3 lần so với năm 2022. Đó là chưa kể, cước vận chuyển giữa định mức của Nhà nước và thực tế khác xa, chênh lệch gấp đôi, vận chuyển càng xa càng lỗ; các “đầu nậu” mỏ đất khi báo giá dự toán hoặc giá liên sở rất thấp nhưng khi bán thực thì tăng giá lên. Chính vì thế, các gói thầu ký hợp đồng trong khoảng thời gian từ năm 2020, 2021 mà thi công đến đầu năm 2023 phải bù lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Có nhà thầu từng than rằng, khi trúng thầu công trình, giá đất đắp 90 nghìn đồng/m3 nhưng khi triển khai, mỏ đất được xác định lấy đất đắp cho công trình lại hết giấy phép. Thành thử, nhà thầu phải lấy nguồn đất cách công trình 25 km, giá tăng lên 140 nghìn đồng/m3, khi thanh quyết toán lỗ 700 triệu đồng... Với tình trạng giá vật liệu không ngừng tăng cao và đang trở nên khan hiếm, giá nhân công tăng “dựng đứng”, việc điều chỉnh định mức giá từ phía cơ quan có thẩm quyền không linh hoạt thì thời gian tới, các gói thầu sẽ ít nhà thầu tham dự, thậm chí đã có tình trạng gói thầu không có hồ sơ dự thầu.

Chuyên đề