Định mức về ca máy trong xây dựng vẫn đang áp dụng từ năm 2006 là quá lạc hậu so với thiết bị, công nghệ ngày nay

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tháng 8/2021, Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành gộp Thông tư 10/2019/TT-BXD, Thông tư 16/2019/TT-BXD và Thông tư 02/2020/TT-BXD theo hướng điều chỉnh tăng chi phí một số định mức xây dựng. Trong đó, chi phí quản lý dự án, công trình dân dụng có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng từ 3,282% (Thông tư 16/2019/TT-BXD) lên 3,446 %. Tỷ lệ này cũng áp dụng cho các công trình: công nghiệp; giao thông; hạ tầng kỹ thuật; nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Trần Phước Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam - Chi nhánh miền Trung

Dù vậy, trong các chi phí tăng này, định mức về ca máy trong xây dựng vẫn đang áp dụng từ năm 2006 là quá lạc hậu so với thiết bị, công nghệ hiện đại ngày nay. Điều này là bất hợp lý, vì muốn điều chỉnh định mức chung, giá ca máy là một trong những thành phần chính cấu thành.

Bên cạnh đó, Thông tư mới ban hành nhiều định mức của các hạng mục cũng không có, chỉ đang áp dụng tạm tính. Điều này dẫn đến thời gian qua, một số dự án, công trình còn thiếu định mức hoặc định mức ban hành chưa phù hợp, nhất là đối với công trình xây dựng sử dụng công nghệ, vật liệu mới. Ở lĩnh vực công trình giao thông đường bộ, theo thống kê, có khoảng 32 hạng mục xây dựng thiếu định mức ban hành (công trình cầu dây văng, đắp nền đường bằng các vật liệu mới); cùng với đó là một số hạng mục xây dựng đã ban hành định mức nhưng không theo kịp yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công hiện tại…

Những bất cập này đã được Hiệp hội tổng hợp, kiến nghị, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét điều chỉnh. Theo thông tin nhận được, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Tổ biên tập Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định đơn giá nhân công trong lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo cơ chế thị trường, hướng tới điều chỉnh sát thực tế nhằm giải quyết phần nào những khó khăn hiện nay mà các nhà thầu xây dựng Việt Nam gặp phải.

Chuyên đề