Về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 đến 7/2/2022 đạt trên 630 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tiên Giang |
Về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ 23/1/2020 đến 7/2/2022 đạt trên 630 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2,2 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 40,3 nghìn tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7,95 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,4 triệu khách hàng.
NHNN kiên định điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Đồng thời, cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản; chứng khoán; các dự án BOT, BT giao thông; hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp…; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.