Tại hội nghị, các nhà đầu tư có cơ hội được trực tiếp trao đổi với 16 doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam bao gồm các tên tuổi lớn như Vinamilk, Vietcombank, Petrolimex, Vietjet Air, các ngân hàng như ACB, HDBank, các doanh nghiệp như MWG, FPT, REE, MWG, PAN...Hầu hết các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam và đặc biệt quan tâm đến vấn đề thoái vốn của Nhà nước.
Ông Lê Đình Bửu Trí
Từ khi thành lập cho đến nay, SCIC giữ vai trò nắm giữ, quản trị phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa và tập trung hỗ trợ cho công tác quản trị doanh nghiệp, xây dựng chiến lược cho Ban giám đốc, HĐQT để cải tổ, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Song song đó, SCIC tiến hành quá trình thoái vốn nhà nước, từ nắm giữ hơn 1.000 doanh nghiệp đến hiện chỉ còn 136 doanh nghiệp và vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ. Theo Quyết định 1001, Chính phủ đặt mục tiêu tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa SCIC thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.Tổng danh mục nắm giữ của SCIC theo thị giá hiện nay vào khoảng 6,8 tỷ USD. Trong thời gian sắp tới, SCIC sẽ tăng cường hoạt động đầu tư hơn như mua trái phiếu, tham gia góp vốn vào các dự án hay đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng.
Đại diện SCIC cũng hé lộ trong thời gian tới, ngoài phương thức bán vốn bằng phương pháp đấu giá, chào giá cạnh trạnh như hiện hay, việc bán vốn nhà nước đang được xem xét thực hiện theo phương pháp dựng sổ đối với doanh nghiệp niêm yết. Ông Trí khẳng định SCIC sẽ bán vốn theo giá thị trường và không bán dưới thị giá đang giao dịch trên sàn.