Công nghệ chống sao chép của Su-35 Nga gây khó cho Trung Quốc

Động cơ của Su-35 Nga được hàn chết và phủ lớp chống soi quét, khiến chuyên gia Trung Quốc không thể nắm được công nghệ quan trọng nhất của máy bay.
Tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh:Bedretdinov.
Tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh:Bedretdinov.

Trung Quốc ngày 25/12/2016 tiếp nhận 4 tiêm kích Su-35 đầu tiên của Nga, trong lô hàng 24 chiếc trị giá 24 tỷ USD. Trang Sina ngày 5/1 thừa nhận loại tiêm kích tối tân này của Nga được trang bị công nghệ chống sao chép đặc biệt, có thể gây rất nhiều khó khăn cho các chuyên gia Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu.

Theo đó, các động cơ Saturn AL-41F1S gắn trên Su-35 đều được phủ một lớp vật liệu chặn tia X-quang và các phương pháp soi chiếu khác. Hệ thống động cơ cũng được "hàn chết", khiến chuyên gia Trung Quốc buộc phải phá hủy toàn toàn bộ động cơ nếu muốn tiếp cận phần lõi bên trong.

Động cơ Saturn AL-41F1S trang bị trên tiêm kích Su-35. Ảnh: Sputnik

Công nghệ này nhiều khả năng là một phần trong nỗ lực của Nga trong việc ngăn chặn Trung Quốc sao chép những công nghệ tối tân như động cơ vectơ lực AL-41F1S, radar Irbis-E và hệ thống tác chiến điện tử trên tiêm kích Su-35. Nga từng cáo buộc Trung Quốc sao chép trái phép tiêm kích Su-27 và tổ hợp phòng không S-300 được nước này chuyển giao trong thập niên 1990.

Năm ngoái, trung tướng Yevgeny P. Buzhinsky, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính sách Nga (PIRC), cho biết Moscow sẽ thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn công nghệ tiêm kích hiện đại của mình rơi vào tay Bắc Kinh. Ông khẳng định phiên bản Su-35 bán cho không quân Trung Quốc cũng khác xa mẫu tiêm kích nội địa biên chế cho không quân Nga.

Tiêm kích Su-35 biểu diễn khả năng cơ động

 

Chuyên đề