Công khai năng lực nhà thầu sẽ góp phần tránh tiêu cực trong đấu thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trong quá trình thi công xây dựng tại các dự án, FECON thường xuyên gặp phải vướng mắc với các chủ đầu tư về việc nghiệm thu thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, đặc biệt là các ràng buộc trong quyết toán hợp đồng làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Ông Đỗ Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty CP FECON

Ông Đỗ Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty CP FECON

Chúng tôi rất mong muốn các cơ quan nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể về hồ sơ chất lượng phục vụ nghiệm thu đối với từng loại hợp đồng, quy định cụ thể về việc không áp dụng rà soát định mức đơn giá trong việc thanh quyết toán hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định. Đề nghị quy định bắt buộc đối với tổng thầu nước ngoài khi sử dụng thầu phụ trong nước hoặc chủ đầu tư tư nhân cần tuân thủ tối thiểu theo quy định của Nhà nước về thời gian bảo hành, bảo lãnh, tỷ lệ giữ lại chờ quyết toán để bảo đảm cạnh tranh công bằng, hạn chế chèn ép, bắt bí đối với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp tư nhân nhỏ.

Điều chỉnh tăng tỷ lệ tạm ứng tối thiểu đối với các hợp đồng có giá trị mua sắm vật liệu/thiết bị chiếm tỷ trọng lớn để tạo nguồn vốn cho nhà thầu có kế hoạch mua vật liệu chính ngay từ đầu. Xây dựng chính sách bình ổn giá thị trường đối với các nguyên vật liệu xây dựng để tránh đội vốn đầu tư dự án...

Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị các bộ ngành chức năng thực hiện đánh giá, xếp loại nhà thầu hàng năm theo năng lực kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và công khai trên Cổng thông tin quốc gia để các chủ đầu tư/tổng thầu nước ngoài có thể sử dụng nhằm tuyển chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp với dự án. Việc này đã được nhiều nước áp dụng, điển hình như tại Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Nếu làm được sẽ góp phần tạo ra môi trường canh tranh lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng, tránh được các tiêu cực trong công tác đấu thầu, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công.

Chuyên đề