Chính phủ muốn chi thêm 2.100 tỷ đồng cải cách tiền lương

Phương án sử dụng một số nguồn kinh phí chưa sử dụng do Chính phủ đề xuất...
Theo phương án của Chính phủ, trong 5.460 tỷ đồng của nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách Trụng ương năm 2015, sẽ dành 2.144 tỷ bù đắp số hụt thu ngân sách Trung ương.
Theo phương án của Chính phủ, trong 5.460 tỷ đồng của nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách Trụng ương năm 2015, sẽ dành 2.144 tỷ bù đắp số hụt thu ngân sách Trung ương.

Chiều 15/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án sử dụng nguồn kinh phí còn lại, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2015 và nguồn 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu của Nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng.

Theo phương án của Chính phủ, trong 5.460 tỷ đồng của nguồn kinh phí còn lại và tiết kiệm chi ngân sách Trụng ương năm 2015, sẽ dành 2.144 tỷ bù đắp số hụt thu ngân sách Trung ương.

1.128 tỷ đồng dành thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương  cho các địa phương. 88 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư trở lại từ số vượt thu tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ cho các địa phương.

Đáng chú ý, Chính phủ cũng đề xuất bổ sung kinh phí chi cải cách tiền lương 2.100 tỷ đồng.

Tất cả tính toán của Chính phủ ở phần này đều được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua, dù Uỷ ban Tài chính - Ngân sách còn có những ý kiến khác nhau.

Với 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu Nhà nước tại một số doanh nghiệp năm 2015 chưa sử dụng, Chính phủ đã đề nghị cho phép chuyển sang năm 2016.

Phương án sử dụng là dành 4.000 tỷ đồng để điều chỉnh chuẩn nghèo.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, nếu không bố trí cho nhiệm vụ này, thì sẽ không có nguồn đảm bảo thực hiện chính sách lớn, quan trọng mà Chính phủ đã ban hành, dẫn đến nợ kinh phí với các địa phương, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng là người nghèo, cận nghèo.

6.000 tỷ đồng còn lại Chính phủ đề xuất tăng chi cho đầu tư phát triển. Gồm: bổ sung vốn đối ứng các dự án ODA trọng điểm, cấp bách 4.000 tỷ đồng và bổ sung vốn đầu tư các dự án khắc phục tình trạng hán hạn, xâm nhập mặn ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long 2.000 tỷ đồng.

“Không thể nợ dân”

Về hai khoản này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình. Tuy nhiên với 4.000 tỷ đồng thực hiện đều chỉnh chuẩn nghèo thì khác.

Bởi, nghị quyết của Quốc hội đã quy định tiền bán cổ phần chỉ để cân đối, đáp ứng nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.

"Dựa vào đâu để đề xuất tiền bán cổ phần thực hiện điều chỉnh chuẩn nghèo, phương án này có dựa vào nghị quyết của Quốc hội hay không?", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn.

"Dư địa để đầu tư vẫn còn, dự án có thể chậm nhưng không thể nợ dân được", Bộ trưởng Dũng kiên trì thuyết phục.

"Ta còn nợ dân nhiều khoản, không phải vì nợ mà chi không đúng danh mục thì sẽ bị quy kết trách nhiệm", Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.

Theo Phó chủ tịch thì quyết định sử dụng 10 nghìn tỷ đồng tiền bán cổ phần sở hữu Nhà nước thuộc thẩm quyền Quốc hội.

"Đây là Trung ương nợ địa phương, nếu không xử lý khéo thì vai trò của Trung ương yếu thế", Bộ trưởng Dũng kiên nhẫn hơn.

Bày tỏ rằng “rất chia sẻ với Bộ trưởng” song Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kiên quyết, đây là tài sản quốc gia nên chỉ đầu tư cho phát triển, không thể chi cho các khoản chi khác.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định phương án sử dụng 10 nghìn tỷ đồng nói trên. 

Chuyên đề