(BĐT) - Số liệu vừa được Tổng cục Thuế công bố cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng đầu năm 2023 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 165.700 tỷ đồng, bằng 12,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2022.
(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 cao hơn dự toán đến 26,4%, một mức vượt thu hiếm có trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, hoạt động của sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều ý kiến đề xuất cần tính các giải pháp nới lỏng tài khóa qua các chính sách giảm thuế, phí mạnh tay hơn để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
(BĐT) - Với 453 đại biểu tán thành (chiếm tỷ lệ 90,96%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 tại phiên họp chiều 11/11.
(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài chính cho biết, trong một số năm, vượt thu ngân sách nhà nước ở mức rất cao là do những khoản tăng thu bất thường từ thuế chuyển nhượng của các thương vụ lớn, thu từ đất của những đại dự án. Trong khi đó, nguồn thu “cốt lõi” của NSNN chỉ “nhỉnh một chút” so với dự toán.
(BĐT) - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, dù đã nhiều lần cầu cứu các cơ quan hữu quan về vấn nạn nợ đọng xây dựng, nhưng đến thời điểm này, chưa có bất cứ thông tin, văn bản nào đề cập đến các giải pháp giúp nhà thầu xử lý, tháo gỡ nợ đọng. Nhiều nhà thầu hoặc “nằm im” trong khó khăn, hoặc phải cố gắng tự xoay xở để chống đỡ áp lực tăng lên từ các khoản nợ lãi cao…
(BĐT) - Trong ngày làm việc thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023.
(BĐT) - Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng ước đạt 1.327,3 nghìn tỷ đồng, bằng 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021.
(BĐT) - Tình trạng hụt thu của năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các chính sách miễn, giảm thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, việc hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, tính thiếu thuế cũng như các khoản thu khác được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện qua kiểm toán, đối chiếu; từ đó kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8.802,6 tỷ đồng.
(BĐT) - Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, không coi quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 là “việc đã rồi” để đánh giá thực chất nguyên nhân của những bất cập, tồn tại kéo dài như: ước thu khác xa so với thực tế, chi chuyển nguồn ngân sách còn quá lớn; sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều…
(BĐT) - Số liệu từ Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu NSNN tháng 2/2022 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 118.000 tỷ đồng, đạt 10% dự toán pháp lệnh, bằng 132% so với cùng kỳ năm 2021.
(BĐT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, tiếp tục ngày làm việc thứ 13 (ngày 9/11), Quốc hội dành cả ngày để tiếp tục thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022…
(BĐT) - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, có cơ hội trong các tháng tới, tuy nhiên, phải tranh thủ thời gian, có thêm các giải pháp, chính sách đặc biệt, đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, khơi thông nhanh các động lực tăng trưởng để nền kinh tế sớm phục hồi, bứt phá. Đồng thời, cũng không lơ là các nhiệm vụ dài hạn, căn cơ để nền kinh tế nước ta “không lỡ nhịp, lỡ thì với thiên hạ”.
(BĐT) - Đóng góp ý kiến về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 đang được Bộ Tài chính xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng cần phân tích kỹ hơn về chi NSNN 2022, nhất là chi hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tăng trợ cấp tiền mặt với ngân sách đủ lớn.
(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dù đã giảm, miễn, hoãn nhiều chính sách thuế, nhưng dự kiến thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 phấn đấu tăng khoảng 1,7%; chi ngân sách không vượt dự toán, bội chi ngân sách như Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời, nhờ tiết kiệm chi để có thêm nguồn lực để chống dịch và cho các gói phát triển kinh tế.
(BĐT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 với dự toán tổng thu cân đối NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán chi cân đối NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021; bội chi tương ứng khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.
(BĐT) - Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn lực cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng hạn hẹp. Để giải bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng, trong ngắn hạn có thể tính đến việc tiếp tục khai thác nguồn thu từ đất, song về trung và dài hạn, xã hội hóa đầu tư vẫn là giải pháp căn cơ.
(BĐT) - Bộ Tài chính vừa công bố thông tin cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 16/9, Chính phủ đã trình UBTVQH cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào Dự phòng Ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
(BĐT) - Tháng 8 năm nay, ngân sách nhà nước (NSNN) rơi vào tình trạng bội chi. Diễn biến dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp và người dân xoay sở tìm cách cầm cự, dự báo tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với mục tiêu là những yếu tố cho thấy “túi tiền” nhà nước trong những tháng cuối năm sẽ rất chật vật. Có ý kiến cho rằng, cần chú trọng cân đối cán cân tài khóa, kiểm soát chặt các nguồn chi phòng chống dịch bệnh và chi hỗ trợ khôi phục kinh tế.