Cần cơ chế đặc thù để triển khai các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - So với nhiều loại hình đầu tư khác thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao, khả năng thu hồi vốn mang tính chất lâu dài. Đặc biệt, chúng ta đang hướng đến một nền nông nghiệp xanh và bền vững.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Do đó, cần có những chính sách mang tính đặc thù để nuôi dưỡng, khuyến khích những nhà đầu tư tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao theo hướng sinh thái và mô hình kinh tế tuần hoàn, có sự liên kết chuỗi trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là nền kinh tế nông nghiệp mang tính tái tạo và bền vững, đòi hỏi các điều kiện đầu vào là nguồn lực đầu tư lớn, áp dụng các sáng kiến, sản phẩm đổi mới sáng tạo.

Trên thực tế, hiện chúng ta vẫn dùng các công cụ cũ để quản lý mô hình sản xuất - kinh doanh nông nghiệp mới. Chúng ta thiếu những cơ chế, chính sách để áp dụng các sáng kiến, sản phẩm đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp vào thực tiễn. Chẳng hạn, sáng kiến xử lý sinh học khép kín đối với chất thải chăn nuôi (chất thải chăn nuôi không ra ngoài) nhưng trong các tiêu chuẩn xử lý hiện nay vẫn là phải làm hầm biogas thì mới được công nhận đạt tiêu chuẩn, chất lượng công trình, mới được phép hoạt động. Hiện nay, chúng ta đang thiếu các chính sách thực tiễn và bố trí nguồn lực để thử nghiệm, triển khai thí điểm các sản phẩm đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, từ đó đánh giá và nhân rộng mô hình thực hiện này. Do đó, hàng loạt sáng kiến, các sản phẩm đổi mới sáng tạo dù đã được hội đồng khoa học các cấp đánh giá, công nhận nhưng vẫn nằm “trên giấy”, các dự án đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp rất ít và hiếm được triển khai trên thực tế.

Chuyên đề