Ảnh Internet |
“Một chiếc xe hoàn chỉnh có thể sẽ không sớm được sản xuất bằng máy in 3D, nhưng số lượng và kích cỡ của các bộ phận làm từ máy in 3D sẽ tăng đáng kể”, Martin Goede, trưởng bộ phận phát kiển và kế hoạch công nghệ của Volkswagen cho biết.
Công nghệ in 3D đã từng được ứng dụng trong sản xuất ô tô, nhưng cho đến nay, công nghệ này mới chỉ được dùng cho xe bản mẫu hoặc các bộ phận riêng lẻ. Một chiếc Volkswagen điển hình thường bao gồm 8.000 bộ phận.
“Lợi thế của công nghệ in 3D là nó cho phép chúng tôi sản xuất nhiều bộ phận mà không cần phải chế tạo công cụ sản xuất”, ông Goede cho hay. Volkswagen hiện có khoảng 90 máy in 3D tại các nhà máy của hãng, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thay thế cho những bộ phận hiếm của xe. Ngoài ra, công nghệ này còn có khả năng xử lý những bộ phận phải chịu áp lực lớn như bít tông.
Trong khi đó, HP cho biết dịch vụ in kim loại mới của hãng sẽ không chỉ giới hạn ở bộ phận ô tô. "Ứng dụng của công nghệ này là rất lớn. Chỉ riêng các lĩnh vực ôtô, công nghiệp và y tế đã sản xuất hàng tỷ phụ kiện bằng kim loại mỗi năm", CEO HP Dion Weisler cho biết.