Vaccine BioNTech tạo mức kháng thể cao gấp 10 lần vaccine Sinovac

0:00 / 0:00
0:00
Có sự chênh lệch lớn về mức kháng thể được tạo ra để chống lại virus gây Covid-19 giữa vaccine sử dụng công nghệ mRNA và vaccine sử dụng công nghệ virus bất hoạt, hãng tin Bloomberg dẫn một nghiên cứu vừa được công bố của Hồng Kông cho hay...
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Phát hiện mới này có thể giải thích thêm về kết quả chênh lệch của chiến dịch tiêm chủng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sử dụng các loại vaccine khác nhau.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancent vào hôm thứ Năm vừa rồi cho thấy mức kháng thể ở các nhân viên y tế Hồng Kông được tiêm đầy đủ bằng vaccine công nghệ mRNA của hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech cao gấp 10 lần so với mức kháng thể tìm thấy ở những người được tiêm bằng vaccine của hãng dược Trung Quốc Sinovac BioTech – loại sử dụng công nghệ virus bất hoạt.

Mức kháng thể chống bệnh không phản ánh đầy đủ về khả năng tạo miễn dịch và hiệu quả của vaccine, nhưng “sự khác biệt về nồng độ của kháng thể trung hoà tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi có thể dẫn tới những khác biệt lớn trong hiệu quả của vaccine” – các nhà nghiên cứu nhận định.

Những phát hiện trong nghiên cứu này bổ sung thêm những bằng chứng đã có cho thấy tính ưu viện của vaccine công nghệ mRNA trong việc mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ và toàn diện chống lại virus Sars-CoV-2 và các biến chủng, so với vaccine sử dụng những công nghệ truyền thống hơn như công nghệ virus bất hoạt.

Những quốc gia chủ yếu dựa vào vaccine công nghệ mRNA từ các nhà sản xuất Pfizer/BioNTech và Moderna, như Israel và Mỹ, đã chứng kiến số ca nhiễm mới Covid-29 giảm mạnh.

Trong khi đó, những nước sử dụng vaccine công nghệ virus bất hoạt do hai hãng dược Trung Quốc Sinovac và Sinopharm sản xuất chưa đạt được mức giảm số ca nhiễm mới như vậy. Dù vậy, những vaccine này cũng cho thấy khả năng giảm số ca bệnh nặng và số ca tử vong do Covid.

Hiệu quả thấp hơn của vaccine dùng công nghệ virus bất hoạt đã khiến nhiều quốc gia từ Thái Lan tới Các tiểu tương quốc Arab thống nhất (UAE) đề xuất tiêm mũi nhắc lại cho những người đã tiêm đủ 2 mũi, trong bối cảnh biến chủng Delta khiến số ca nhiễm mới tăng mạnh.

Nghiên cứu do Hồng Kông thực hiện cũng nói rằng các nghiên cứu trong tương lai cần xem xét liệu mũi tiêm nhắc lại có thể củng cố mức kháng thể và khả năng bảo vệ khỏi virus ở những người đã tiêm bằng vaccine công nghệ virus bất hoạt.

Chuyên đề