TS. Cao Viết Sinh: Coi trọng vai trò của thị trường, xây dựng thể chế phù hợp để các thành phần kinh tế phát triển

(BĐT) - Để đưa Việt Nam sớm thoát khỏi nhóm nước thu nhập trung bình thấp, để bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao thì theo TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc xây dựng và hoàn thiện kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng. Đây là nhiệm vụ chiến lược, khâu đột phá, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại VRDF 2019. Ảnh: Lê Tiên
TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại VRDF 2019. Ảnh: Lê Tiên

Thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam đã đạt được một số kết quả, có nhiều đặc điểm theo hướng hiện đại, đồng bộ.

Môi trường đầu tư kinh doanh chuyển biến rõ nét; quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận cơ hội kinh doanh được cải thiện; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện giảm từ 267 ngành năm 2014 xuống còn 243 ngành năm 2016.

Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng cao. Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam từ vị trí 88/183 năm 2010 tăng lên vị trí 69/190 nước.

Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, kết quả đánh giá vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 (PCI 2018): 45% doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp FDI được ưu tiên giải quyết khó khăn hơn doanh nghiệp trong nước; 37% doanh nghiệp cho rằng chính quyền ưu tiên thu hút FDI hơn phát triển tư nhân trong nước; FDI được hưởng ưu đãi về thuế lớn. Có hiện tượng “lợi ích nhóm”, “doanh nghiệp sân sau”, “doanh nghiệp thân hữu”.

Báo cáo phòng chống tham nhũng 2018 cho biết, tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực còn xảy ra phổ biến; còn xảy ra sai phạm, tham nhũng ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.

Báo cáo PCI cho rằng, 54,8% doanh nghiệp phải chi chi phí không chính thức, 58,2% doanh nghiệp cho biết có sự nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước…

Theo ông Cao Viết Sinh, có 4 định hướng để hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trước hết phải hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định.

Tiếp đó, làm cho thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đầy đủ, không méo mó và trở thành yếu tố quyết định trong huy động và phân bổ nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học công nghệ để thúc đẩy huy động nguồn lực và đổi mới sáng tạo.

Nhà nước coi trọng vai trò của thị trường, xây dựng thể chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tự do kinh doanh và phát triển.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư