Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM |
Đó là chưa kể 4 dự án đốt rác phát điện của TP.HCM triển khai dở dang từ năm 2019. Thành phố cũng có tới 15 nhà đầu tư đề xuất được giao xử lý, cải tạo lại 2 bãi rác đã đóng cửa là Gò Cát và Đông Thạnh thành các dự án hạ tầng. Để thúc đẩy tiến độ các dự án cũng như kêu gọi nhà đầu tư tham gia, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy trình chung về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Các hợp đồng mẫu này sẽ được xây dựng chuẩn mực để có thể thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực.
Mục tiêu của TP.HCM là đến năm 2025, tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện phải đạt 80%. Để đảm bảo lộ trình cũng như cam kết với nhà đầu tư, Thành phố sẽ đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ khâu phân loại tại nguồn, chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn, chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập. Đây là khâu rất quan trọng nhằm đảm bảo đầu vào, nguồn rác ổn định cho nhà đầu tư yên tâm triển khai dự án. Quy định mới về phương thức phân loại rác tại nguồn, từ 3 loại trước kia giờ thành 2 loại là nhóm có thể tái chế và nhóm rác còn lại. Việc này là để phù hợp với công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt mà Thành phố đang tập trung triển khai.
Đặc biệt, TP sẽ luôn cập nhật tiến độ triển khai, xử lý kịp thời khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.