Tiền đổ vào cổ phiếu bất động sản, chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
Diễn biến càng lúc càng tệ trên thị trường chứng khoán quốc tế khiến giao dịch phiên chiều nay yếu đi đáng kể. VN-Index tạo đáy sâu trong ngày khoảng 1h20 chiều, bốc hơi 0,74% trước khi có cầu bắt đáy vào...
Vẫn chỉ có một số trụ đơn lẻ đang cố gắng giữ nhịp chỉ số.
Vẫn chỉ có một số trụ đơn lẻ đang cố gắng giữ nhịp chỉ số.

Diễn biến càng lúc càng tệ trên thị trường chứng khoán quốc tế khiến giao dịch phiên chiều nay yếu đi đáng kể. VN-Index tạo đáy sâu trong ngày khoảng 1h20 chiều, bốc hơi 0,74% trước khi có cầu bắt đáy vào.

Độ rộng thu hẹp lại rất nhanh trong phiên chiều, khi thị trường chạm đáy, HoSE chỉ có 114 mã tăng/356 mã giảm. Dòng tiền có cơ hội lựa chọn cổ phiếu rất dễ dàng. Tuy nhiên không phải tất cả đều hút được thanh khoản.

Giao dịch hôm nay không mạnh, sàn HoSE giảm thanh khoản khoảng 17% tính theo giá trị khớp so với phiên trước. Giao dịch giảm ở tất cả các nhóm cổ phiếu: VN30 giảm 28%, Midcap giảm 10%, Smallcap giảm 17%.

Tuy nhiên dòng tiền vẫn đang đổ vượt trội vào nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản. Trong Top 10 mã giao dịch lớn nhất các sàn, toàn là các mã thuộc hai nhóm này. Dẫn đầu là SSI, thứ 2 là VCG và thứ ba là VND. Sau MSN và VPB lại là các mã bất động sản như CII, DIG, GEX, HAG. Nếu mở rộng ra Top 15, lại tiếp tục có các mã chứng khoán, bất động sản như SHS, NLG, FLC...

Tổng giá trị khớp lệnh tính riêng hai sàn niêm yết giảm 16%, đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. Tính chung cả giao dịch thỏa thuận, hai sàn này cũng giảm 16%. UpCOM cũng giảm 26% thanh khoản. Như vậy tổng thể dòng tiền vào thị trường giảm, nhưng vẫn có một số cổ phiếu/nhóm cổ phiếu thu hút vượt trội.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục mạnh áp đảo với 30 mã tăng trên 1%, trong đó 16 mã tăng trên 2%. Nhóm bất động sản tiếp tục có hàng loạt cổ phiếu nhỏ tím như BVL, VCR, SDU, LGL, CII, VRC, DRH, HAR, OGC. Đây là các mã đã kịch trần từ sáng, khoảng 15 mã khác trên các sàn tăng hơn 2% giá trị.

Mặc dù nhìn qua thì số lượng cổ phiếu tăng giá trong hai nhóm này khá nhiều, nhưng đặc điểm chính vẫn là các mã nhỏ, có tính đầu cơ cao. Trong khi đó các blue-chips, thậm chí là các mã vốn hóa trung bình cũng không mạnh, thậm chí giảm. Chỉ số VNREAL sàn HoSE đại diện nhóm bất động sản lại giảm 1,24% với 12 mã tăng/24 mã giảm. Chỉ số VNFIN bao gồm các mã ngân hàng và chứng khoán trên HoSE cũng chỉ tăng 0,76%.

VN-Index hồi lại chưa đủ do chỉ có một vài trụ chính.

VN-Index hồi lại chưa đủ do chỉ có một vài trụ chính.

Nhịp giảm khá mạnh chiều nay đã hấp dẫn một phần cầu bắt đáy nhập cuộc, dù quy mô không lớn. Nhiều cổ phiếu được kéo giá lên, nhất là trong rổ VN30, giúp chỉ số này lúc đóng cửa chạm đúng tham chiếu (cao hơn 0,04 điểm). VN-Index cũng hồi lên nhưng không đủ, chốt phiên vẫn dưới tham chiếu 2,46 điểm tương đương 0,17%. Những nỗ lực kéo chính vẫn chỉ xuất phát từ trụ, mà tiêu biểu là VCB khi mã này giữ giá rất tốt trong cả nhịp sụt giảm chung của thị trường buổi chiều. Đến đợt ATC giá VCB lại được đẩy lên cao hơn nữa, tăng 3,11% so với tham chiếu.

So với giá cuối phiên sáng, rổ VN30 có 14 mã tụt sâu hơn, 12 mã tăng cao hơn. Ngoài VCB, một số cổ phiếu lên giá ấn tượng là STB, tăng thêm hơn 1%, đóng cửa trên tham chiếu 1,25%. TPB tăng thêm 1,6%, đóng cửa tăng 4,74%. Mạnh nhất là POW, cổ phiếu này bùng nổ dữ dội trong khoảng 1 giờ đầu tiên, giá từ 17.050 đồng, còn dưới tham chiếu 0,29%, lên thẳng kịch trần.

Với độ rộng không tốt cả ở nhóm Vn30 lẫn toàn sàn HoSE, lực kéo chiều nay đến từ một vài mã trụ đơn lẻ, còn phần lớn vẫn chỉ là bớt giảm. Mặt khác, thanh khoản phiên chiều rất đuối, HoSE chỉ khớp 10.465 tỷ đồng, kém nhất 3 phiên. Thậm chí rổ VN30 – nơi tập trung sức kéo chính với chỉ số - giao dịch chỉ có hơn 3,1 ngàn tỷ đồng.

Khối ngoại phiên chiều tăng mua giảm bán. Giá trị bán ròng từ trên trăm tỷ phiên sáng rút xuống còn 12,2 tỷ đồng ở HoSE. CII vẫn bị xả nhiều nhất với -131 tỷ. HSG, VIC, TPB, PC1, PNJ, MSN đều trên 20 tỷ đồng ròng. Tuy nhiên phía mua khá hơn, VRE, HPG, HDB vọt trên 50 tỷ đồng ròng. TCH, VNM, HCM, KBC trên 20 tỷ ròng.

Chuyên đề