Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Việt Anh |
Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho rằng, Việt Nam đang có sự chậm trễ trong việc xây dựng thương hiệu. Nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu rất lớn nhưng vẫn chưa có được thương hiệu khiến giá trị gia tăng hàng hóa giảm đáng kể. Theo đó, việc xây dựng thương hiệu là rất quan trọng, có ý nghĩa lớn để nâng cao giá trị hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng hóa xuất khẩu để hàng hóa đó có thể thực sự có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.
Đây là Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam năm 2018 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan triển khai tốt hơn việc xây dựng thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung và trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu bền vững nói riêng. Diễn đàn chia ba phiên chính, tập trung trao đổi về các giải pháp phát triển thương hiệu ra thị trường nước ngoài, bao gồm: Phát triển thương hiệu sản phẩm trong mở rộng thị trường và tổng quan về Chương trình Thương hiệu quốc gia; Thảo luận những cơ hội cho các sản phẩm thương hiệu Việt Nam khi các FTAs đã được đàm phán, ký kết và có hiệu lực; Trao đổi về các giải pháp chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong phát triển thương hiệu tại nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Trên thế giới, hiện đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với vấn đề hội nhập và phát triển xuất khẩu là phù hợp với xu hướng chung.