Ảnh Internet |
Sản xuất công nghiệp trong tháng 6 cũng tăng chậm hơn dự báo, với mức tăng 3,9% so với năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tháng 6 lại tăng 3,1%, phục hồi so với tháng 5. Giữa tháng trước, các hãng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc đã tổ chức một chiến dịch khuyến mãi để kích cầu.
Doanh số bán lẻ trong tháng 6 chứng kiến sự gia tăng trên nhiều ngành hàng bao gồm ô tô, mỹ phẩm và thuốc; tuy nhiên, dịch vụ ăn uống, đồ nội thất và vật liệu xây dựng lại sụt giảm. Trong doanh số bán lẻ, doanh thu bán hàng trực tuyến tháng 6 tăng 8,3%, thấp hơn mức tăng 14% của tháng trước.
Đầu tư vào tài sản cố định trong nửa đầu năm tăng 6,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo của Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp tại 31 thành phố lớn nhất Trung Quốc cũng giảm còn 5,8% trong tháng 6.
Trong quý II, Trung Quốc phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020. Các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng tại Thượng Hải trong 2 tháng, cùng với việc di chuyển bị hạn chế đã gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Đến đầu tháng 6, Bắc Kinh, Thượng Hải và một số nơi khác tại Trung Quốc bắt đầu bình thường hóa hoạt động kinh doanh. Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã giảm dần thời gian cách ly và nới lỏng một số quy định phòng dịch. Dù vậy, một số địa phương tại quốc gia này đang tái áp dụng phong tỏa khi số ca nhiễm mới tăng trở lại.
Hôm 11/7, Nomura cho biết, các khu vực đang bị phong tỏa hoặc kiểm soát chặt đóng góp 25,5% GDP của Trung Quốc - cao hơn con số 19,4% ở một tuần trước đó.
Nhiều ngân hàng đầu tư lớn đã liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay, do tác động của các chính sách phong tỏa nhằm kiểm soát Covid-19.