Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 17/10/2022, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/10/2022, họp tập trung trong thời gian 21 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 15/11/2022).
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và xem xét, cho ý kiến 7 dự án luật. Ảnh: Quý Bắc
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và xem xét, cho ý kiến 7 dự án luật. Ảnh: Quý Bắc

Theo ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thành công tốt đẹp. Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng, trong đó có nội dung về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025. Đây cũng là những nội dung sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp lần này.

Về công tác xây dựng pháp luật, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 7 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.

Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện công tác giám sát và xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Chuyên đề