Mong đơn giá vật liệu xây dựng được điều chỉnh, cập nhật kịp thời

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Từ đầu năm 2023 tới nay, các mặt hàng vật liệu xây dựng đã tăng giá liên tục, nhất là trong nửa tháng qua. Đơn cử thép tăng từ 17 triệu đồng/tấn lên 17,5 triệu đồng/tấn; cát tăng từ 260 nghìn đồng lên 350 nghìn đồng/m3; cát vàng tăng từ 410 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng/m3; đá 1x2 tăng từ 309 nghìn đồng lên 350 nghìn đồng/m3… Ước tính sơ bộ, với mỗi công trình có giá trị khoảng 10 tỷ đồng, nhà thầu thi công lỗ ít nhất 1 tỷ đồng.

Ông Đỗ Văn Như, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng HD

Hiện giá vật liệu xây dựng vẫn biến động tăng và chênh lệch lớn với đơn giá công bố của Liên sở Xây dựng - Tài chính. Trong khi đó, phần lớn các dự án đã được phê duyệt dự toán từ vài tháng, thậm chí nửa năm trước nên các công trình bị "đội vốn" rất nhiều. Chúng tôi đang thi công khoảng 3 - 4 gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói và phải gánh nhiều chi phí phát sinh. Mặc dù chấp nhận lỗ nhưng Nhà thầu mong đơn giá vật liệu được điều chỉnh, cập nhật kịp thời để giảm bớt phần nào thiệt hại.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia đấu thầu, nhà thầu thấy có một số khó khăn. Đơn cử hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải có một số hợp đồng nguyên tắc với nhà cung cấp cát, đá, sắt thép, xi măng, nhưng để nhà thầu ở tỉnh khác có được hợp đồng nguyên tắc là không dễ. Yêu cầu này làm giảm tính cạnh tranh của cuộc thầu.

Bên cạnh đó là yêu cầu về hợp đồng nguyên tắc cung cấp máy móc, thiết bị, ô tô (trong trường hợp nhà thầu không có máy móc thiết bị) được ký kết trong thời gian chuẩn bị tham gia đấu thầu. Trên thực tế, từ khi đấu thầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu phải mất từ 30 đến 40 ngày, vẫn có thể phát sinh việc máy móc, thiết bị sai lệch so với hồ sơ dự thầu. Nên chăng hồ sơ mời thầu cần giảm bớt tiêu chí này, chỉ cần nhà thầu cam kết trong hồ sơ dự thầu, nếu trúng thầu phải trình chủ đầu tư hợp đồng thuê máy móc thiết bị để thi công theo đúng tiêu chí bên mời thầu đưa ra là được.

Chuyên đề