Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ lệ doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động tăng cao (ảnh minh hoạ) |
Cụ thể, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2017 là 2.500 DN, tăng 15%; số DN tạm ngừng hoạt động là gần 16.400 DN, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số DN phá sản, ngừng hoạt động là khoảng 18.900 DN, tương đương mỗi tháng có hơn 9.400 DN, mỗi ngày hơn 315 DN phá sản và ngừng hoạt động.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, trong số các DN phá sản, có đến gần 92% (2.326 DN) có vốn dưới 10 tỷ đồng (DN nhỏ và vừa). Như vậy, 2 tháng đầu năm nền kinh tế mất đi khoảng 23.600 tỷ đồng, điều đáng nói đây mới chỉ là số vốn thống kê chưa tính đến số vốn của hơn 174 DN phá sản, có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng.
Về phân loại DN phá sản, khoảng 70% là công ty thuộc loại hình là công ty TNHH một hoặc hai thành viên; còn lại số các DN cổ phần hoá chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ trên 12%. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động theo mô hình công ty TNHH bộc lộ nhiều khó khăn hơn.
Về số DN thành lập mới, tính đến hết tháng 2/2017 có khoảng 14.400 DN lập mới, số vốn trung bình 10,6 tỷ đồng/DN. Nếu tính cả số DN tạm ngừng hoạt động quay trở lại sản xuất, kinh doanh, hết 2 tháng, cả nước có khoảng hơn 22.300 DN.
So sánh tương quan giữa số DN tăng mới, quay trở lại hoạt động với số DN phá sản, tạm ngừng hoạt động, hai tháng đầu năm nền kinh tế chỉ gia tăng thực chất hơn 3.400 DN và số DN phá sản, giải thể chờ phá sản do khó khăn hiện vẫn còn rất lớn.
Về các ngành, lĩnh vực có số DN thành lập mới trong 2 tháng đầu năm, dẫn đầu vẫn là kinh doanh bất động sản tăng 43,4% về sô DN và 63,8% về vốn. Tiếp đó là ngành y tế, du lịch, công nghệ, xây dựng và cuối cùng là công nghiệp chế biến, chế tạo...