Lạm dụng yêu cầu hàng mẫu làm khó nhà thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ca nô hoàn toàn không phải là thiết bị đặc thù, nhưng là phương tiện có quy trình sản xuất, cấp phép khá chặt chẽ. Thông thường, dựa theo hồ sơ bản vẽ thiết kế được phê duyệt, nhà thầu mới có sơ sở làm thủ tục đăng ký tên chủ sở hữu của ca nô (chủ đầu tư, đơn vị sử dụng), từ đó tiến hành đóng mới, có giám sát của đăng kiểm. Khi cơ quan đăng kiểm cấp giấy phép mới được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Ông Trần Thanh Thái, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch biển Việt Nam
Ông Trần Thanh Thái, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch biển Việt Nam

Đặc biệt, các bên mời thầu thường chỉ mua 1 chiếc ca nô. Việc mua 1 chiếc ca nô, lại yêu cầu 1 hàng mẫu giá trị tương đương, nộp trước thời điểm đóng thầu là cực kỳ phi lý. Tại gói thầu do Thường trực Ban Chi đạo 389 tỉnh - Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An vừa tổ chức đấu thầu cũng để xảy ra tình trạng này. Long An đang giãn cách diện rộng, nhưng bên mời thầu lại yêu cầu cung cấp hàng mẫu trước thời điểm đóng thầu khiến nhà thầu xoay xở.

Tại một gói thầu mua sắm ca nô ở Lâm Đồng, hồ sơ mời thầu không yêu cầu hàng mẫu, nhưng đến khi làm rõ hồ sơ mời thầu lại yêu cầu phải có. Chỉ trong vòng vài ngày, yêu cầu nhà thầu có hàng mẫu với kiểu dáng, thông số kỹ thuật, quy cách theo đúng hồ sơ mời thầu. Trong khi đó, nhà thầu cung cấp hợp đồng đặt cọc mua mới ca nô đúng tiêu chuẩn nhưng không được chấp nhận. Việc này khiến nhà thầu phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh.

Tại các gói thầu này, nhà thầu hoàn toàn có thể cung cấp hợp đồng tương tự, giấy phép liên quan đến năng lực đóng mới, sửa chữa ca nô, mẫu ca nô từng cung cấp cho các chủ đầu tư khác để được đánh giá đáp ứng yêu cầu. Việc cung cấp hàng mẫu chỉ nên áp dụng sau khi ký hợp đồng để nhà thầu chủ động đóng mới dưới sự giám sát của cơ quan đăng kiểm. Như vậy, hàng hóa mua sắm vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ, tạo nên sự cạnh tranh minh bạch giữa các nhà thầu.

Chuyên đề