Gỡ vướng mắc về vật liệu cho công trình cần sự phối hợp và trách nhiệm của “3 bên”

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Cuối tháng 4 vừa qua, tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan dài hơn 7 km (tổng vốn đầu tư 745 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Đà Nẵng) được khánh thành, đưa vào sử dụng sau hơn 2 năm chậm tiến độ. Để hoàn thành công trình, trong đó có Gói thầu Xây lắp giá trị 526 tỷ đồng, có nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vật liệu, đặc biệt là sự phối hợp, tinh thần trách nhiệm, chia sẻ từ “3 bên”: Chủ đầu tư, Nhà thầu và đơn vị cung ứng vật liệu đắp nền.
Ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng

Ông Nguyễn Minh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng

Theo đó, từ năm 2021 - 2022, công trình thiếu khoảng 200 nghìn m3 vật liệu nền. Sau khi chủ động rà soát các nguồn, kết nối với các đơn vị khai thác về khối lượng cung ứng và khoảng cách từ mỏ vật liệu đến công trường để tính toán chi phí vận chuyển, Chủ đầu tư cùng Nhà thầu đã đề xuất lãnh đạo Thành phố chỉ đạo đơn vị khai thác cung ứng trực tiếp cho Dự án với khối lượng cụ thể.

Sau đề xuất, lãnh đạo Thành phố đã quyết định cấp giấy phép cho Công ty TNHH Xây dựng Trường Bản với thời hạn 4 tháng, được khai thác 200.000 m3, vận chuyển trực tiếp đến chân công trường, nhờ vậy đảm bảo nguồn vật liệu thi công. Tuy nhiên, vừa giải quyết xong vật liệu K95 thì lại thiếu vật liệu nền K98. Nhà thầu (Công ty CP Xây dựng công trình 545) đã chủ động đề xuất thay vật liệu đất đắp nền đường K98 bằng cấp phối đá dăm Dmax 37,5 và không tính trượt giá để góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình… Từ những vấn đề cụ thể về điều hành, điều phối và trách nhiệm của các bên tại Dự án đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan cho thấy, có những thời điểm, vì lợi ích chung, chủ đầu tư phải chủ động, linh hoạt, quyết tâm; đơn vị khai thác cần tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo về cung ứng vật liệu và đôi khi cả phần “chịu thiệt” từ phía nhà thầu.

Chuyên đề