Dự án Phát triển đô thị động lực - TP. Thái Nguyên: Gỡ vướng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) -  Gói thầu Xây dựng cầu Huống Thượng, tường chắn và đường dẫn từ Km1+440 đến Km2+180 (gói thầu xây lắp có quy mô lớn nhất của Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên) vừa được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian qua, Dự án gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Tháng 7/2021, Dự án được phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao.
Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 100 triệu USD, theo kế hoạch sẽ hoàn thành cuối năm 2023. Ảnh: Kim Oanh
Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 100 triệu USD, theo kế hoạch sẽ hoàn thành cuối năm 2023. Ảnh: Kim Oanh

Tại gói thầu trên, giá trúng thầu là 434,951 tỷ đồng, giảm 0,58 tỷ đồng so với giá gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng 20 tháng.

Ông Tạ Văn Thán, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên cho biết, Gói thầu được đấu thầu rộng rãi trong nước theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Chủ đầu tư và Liên danh trúng thầu đang hoàn tất việc ký kết hợp đồng, dự kiến khởi công xây dựng vào tháng 9/2021.

Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 100 triệu USD, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng trong nước (sử dụng ngân sách TP. Thái Nguyên). Dự án gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 Đầu tư kết cấu - Nâng cấp cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; Hợp phần 2 Đầu tư phi kết cấu - Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2023.

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên, ban đầu cơ cấu vốn đầu tư của Dự án là vốn ODA chiếm 90%, vốn đối ứng trong nước 10%. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, do có nhiều biến động về chính sách, các quy định về sử dụng vốn vay ODA, đặc biệt là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án tăng cao nên Chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền phải điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư Dự án.

Theo kế hoạch ban đầu, nguồn vốn đối ứng trong nước sẽ dùng để giải phóng mặt bằng, dự kiến tổng chi phí là 315 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, giá bồi thường đất ở nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng tăng cao, phát sinh nên tổng dự toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án lên tới 657 tỷ đồng.

Theo kế hoạch ban đầu, nguồn vốn đối ứng trong nước sẽ dùng để giải phóng mặt bằng, dự kiến tổng chi phí là 315 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, giá bồi thường đất ở nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng tăng cao, phát sinh nên tổng dự toán chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án lên tới 657 tỷ đồng (tăng 342 tỷ đồng, tương ứng tăng 108,5%). Do khoản phát sinh này nên phần vốn đối ứng trong nước từ ngân sách địa phương tăng lên. Để không làm tăng tổng mức đầu tư của Dự án, Chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền tỉnh Thái Nguyên đã cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư theo hướng giản lược, giảm bớt các hạng mục đầu tư sử dụng vốn ODA (điều chỉnh chủ trương đầu tư, thiết kế thi công). Tháng 7/2021, trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ và các cơ quan chức năng, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành và phê duyệt cơ cấu tổng mức đầu tư của Dự án gồm 57 triệu USD vốn vay ODA và 43 triệu USD vốn ngân sách địa phương.

Theo tìm hiểu, đến nay, Dự án đã thực hiện được khoảng 60% khối lượng công việc. Trong 9 hạng mục công trình chính, hiện đã và đang triển khai 6 hạng mục. Những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bố trí nguồn vốn đối ứng cho Dự án... về cơ bản đã được tháo gỡ. Dự kiến trong quý IV/2021, Ban Quản lý Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - TP. Thái Nguyên sẽ tổ chức đấu thầu 3 hạng mục công trình còn lại của Dự án gồm: Nâng cấp đường Lê Hữu Trác; cải tạo hệ thống thoát nước tuyến mương Mỏ Bạch; cải tạo hệ thống thoát nước tuyến mương Xương Rồng để triển khai thi công trong quý I/2022.

Chuyên đề