“Đạp” trụ, VN30-Index bốc hơi gần 16 điểm

0:00 / 0:00
0:00
Phiên đáo hạn phái sinh đã kết thúc theo chiều hướng có lợi cho bên Short. Không có số liệu thời gian thực về lượng hợp đồng mở (OI) nên không biết bao nhiêu vị thế Short được mở hôm nay, nhưng F1 đóng cửa ở mức thấp nhất và chênh lệch với cuối phiên khớp lệnh liên tục tới hơn 10 điểm...
Các trụ lớn giảm sâu khiến VN30-Index và VN-Index đổ gục trong đợt ATC, dù trước đó giảm không nhiều.
Các trụ lớn giảm sâu khiến VN30-Index và VN-Index đổ gục trong đợt ATC, dù trước đó giảm không nhiều.

Phiên đáo hạn phái sinh đã kết thúc theo chiều hướng có lợi cho bên Short. Không có số liệu thời gian thực về lượng hợp đồng mở (OI) nên không biết bao nhiêu vị thế Short được mở hôm nay, nhưng F1 đóng cửa ở mức thấp nhất và chênh lệch với cuối phiên khớp lệnh liên tục tới hơn 10 điểm.

Lực bán trong đợt ATC là quá lớn nên cũng khó có thể đổ lỗi cho hành động ép giá vì nắm giữ vị thế Short. Chi phí tính theo khối lượng bán ra ở các blue-chips VN30 đợt ATC tới trên 1.323 tỷ đồng.

Thị trường dao động yếu trong phiên chiều, cả VN-Index lẫn VN30-Index đều nằm dưới tham chiếu. Tuy vậy mức giảm không lớn, mức giảm sâu nhất ở cả hai chỉ số chiều nay (chưa tính giá đóng cửa) cũng chỉ -0,43% so với tham chiếu. Chỉ ở đợt ATC mới “có biến”.

Khối lượng bán tăng vọt ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó có nhiều trụ của VN-Index, ép giá giảm rất mạnh. Ngay cả những cổ phiếu trụ cực khỏe như HPG, cũng chịu áp lực rất lớn. HPG xuất hiện hơn 2,8 triệu cổ phiếu tung ra bán ép giá từ 57.400 đồng xuống 57.200 đồng, chốt phiên chỉ còn tăng 0,53%.

HPG là mã siêu thanh khoản mà vẫn bị ép giá xuống thì những cổ phiếu khác rất khó để chống cự lại. VIC xuất hiện gần 1,17 triệu cổ bán ra, đè giá giảm 1,41%; VHM bị 1,27 triệu cổ bán khiến giá đóng cửa giảm 1,14%; VNM bị ép từ 90.000 xuống 89.100 đồng, giảm 1%; BID từ xanh thanh giảm 0,63%; TCB có gần 2,1 triệu cổ bán ra....

Nói chung toàn bộ rổ VN30 đều bị ép giá xuống trong đợt ATC, đại đa số đóng cửa giá đỏ. Rổ này chỉ còn HPG, KDH, PDR là tăng so với tham chiếu. VN30-Index bốc hơi 12,5 điểm chỉ tính riêng đợt ATC và giảm chung cuộc 15,77 điểm so với tham chếu tương đương 1,05%. Có tới 18/27 mã giảm giá hơn 1% phiên này. Các mã giảm quanh 2% là GAS giảm 2,01%; MSN giảm 2,03%; POW giảm 203%; SAB giảm 2,06%; VJC giảm 3,02%; VPB giảm 1,96%.

Với gần 24,6 triệu cổ tính chung cho các giao dịch trong nhóm VN30 đợt ATC, tương đương trên 1.323 tỷ đồng giá trị thì rõ ràng là một quy mô khớp lệnh rất lớn. Đã có một áp lực bán rất mạnh cuối ngày hôm nay và chi phí cho giao dịch này không hề nhỏ.

VN30-Index bị đánh mạnh cuối phiên.

VN30-Index bị đánh mạnh cuối phiên.

Trái ngược với biến động thất bại của blue-chips cuối phiên, các cổ phiếu vừa và nhỏ lại có phần tích cực hơn nhiều. Trong khi VN30-Index và VN-Index bị đánh dập xuống đợt ATC, thì Midcap và Smallcap lại tăng cao hơn ở đợt này. Midcap đóng cửa tăng 0,72%, Smallcap tăng 1,03%. Không chỉ vậy, độ rộng lại tốt lên trong hai nhóm này, dẫn đến tình thế trái ngược: VN-Index thì giảm 9,03 điểm tương đương 0,65% nhưng độ rộng vẫn là 220 mã tăng/205 mã giảm, khá hơn nhiều so với phiên sáng (164 mã tăng/244 mã giảm).

Thậm chí HoSE còn có 24 cổ phiếu đóng cửa ở giá kịch trần nhiều gấp đôi phiên sáng. Thêm các mã rất mạnh chiều nay là HMC, PC1, OGC, LGL, NTL, NBB, HNA, PXI...

Về thanh khoản, chiều nay thực ra giao dịch không tốt. Có lẽ nhà đầu tư cũng thận trọng khi tiến dần đến thời điểm đáo hạn phái sinh. Giao dịch lớn tập trung vào đợt ATC, nhưng toàn bộ phiên chiều vẫn có mức thanh khoản thấp. Rổ VN30 tính chung buổi chiều chỉ khớp 5.285 tỷ đồng, giảm 21% so với chiều hôm qua, toàn sàn HoSE khớp 9.237,8 tỷ đồng, giảm 19%. Nếu gộp cả HNX, giao dịch phiên chiều 2 sàn niêm yết đạt 10.098 tỷ đồng, giảm 20% so với chiều hôm qua.

Khối ngoại tăng cường bán mạnh ở phiên chiều nhưng cũng không phải là sức ép chính dẫn đến cổ phiếu đồng loạt giảm giá như vậy. Tính chung HoSE chiều nay bị bán thêm gần 1.260 tỷ đồng. Mức bán ròng tăng thêm khoảng 653 tỷ đồng nữa, nâng mức bán ròng cả ngày lên xấp xỉ 790 tỷ đồng. HPG bị xả ròng tới gần 310 tỷ đồng, đại đa số là bán trực tiếp khớp lệnh. NLG bị bán ròng 99 tỷ, VIC hơn 88 tỷ, SSI hơn 83 tỷ, VHM gần 79 tỷ đồng. Chỉ riêng cổ phiếu trong nhóm VN30 đã bị bán ròng 676 tỷ đồng.

Chuyên đề