Cuộc sống ở Triều Tiên qua lời kể của những người đào tẩu

Thông qua những bức ảnh do hãng tin NK News của Triều Tiên công bố, 3 người Triều Tiên từng đào tẩu khỏi quê nhà đã tiết lộ những thông tin đặc biệt về cuộc sống thường ngày tại quốc gia “kín tiếng” này.
Cuộc sống ở Triều Tiên qua lời kể của những người đào tẩu

Theo lời Kang Jimin, người từng đào tẩu khỏi thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên để tới Anh vào năm 2005, “Bình Nhưỡng sẽ biến thành nơi cực kỳ lộn xộn trong giờ cao điểm”. “Tôi vẫn nhớ cảm giác lo lắng khi xe buýt phải dừng chạy do hết nhiên liệu”, Kang Jimin hồi tưởng.

Mô tả về nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên, Kang Jimin nói: “Tôi vẫn nhớ vẻ đẹp tuyệt vời của họ khi tôi nhìn họ lúc còn nhỏ”.

“Bạn có biết vì sao Bình Nhưỡng trông rất đẹp về đêm không? Là bởi các quan chức thành phố biết cách bật bóng điện ở chỗ nào để làm cho nó trở nên lộng lẫy nhất”, Kim Jun-hyok, người đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc năm 2014 cho biết.

“Khi nhìn bức ảnh này, tôi cảm thấy giống như một sinh viên Hàn Quốc đang làm việc cho một cửa hàng tiện lợi. 10 năm trước, điện thoại di động không phải là một vật dụng mà ai cũng có thể sử dụng được. Giá của một chiếc điện thoại hơn 160 USD và hóa đơn cuộc gọi cũng rất đắt”, Kang Jimin tiết lộ.

“Đã có thời điểm các cầu thủ của đội bóng đá nữ Triều Tiên làm khuấy đảo khu vực châu Á, nhưng nếu nhìn vào bức ảnh này thì có thể thấy các cô gái không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tập luyện trên mặt đường nhựa hoặc trong các sân trường thay vì trên bãi cỏ”, Kang Jimin cho biết thêm.

“Đây là một thiết bị tuyên truyền lưu động, hoạt động bằng năng lượng lấy từ việc đạp xe do tình trạng thiếu xăng dầu phổ biến ở Triều Tiên”, Han Song-chol, công dân Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2014 cho biết. Giới chức Triều Tiên thường đạp xe tới các vùng miền trên khắp đất nước để tuyên truyền trong các vụ thu hoạch nông sản vào mùa xuân hoặc mùa thu, Han Song-chol cho hay.

Theo thông tin từ những người đào tẩu, đây là ảnh chụp hoạt động cưỡi ngựa tại câu lạc bộ cưỡi ngựa Mirim ở Triều Tiên. Tuy nhiên, hoạt động vui chơi giải trí này chỉ dành cho giới nhà giàu tại Triều Tiên.

Lái máy bay cỡ nhỏ ở Bình Nhưỡng cũng là một trò tiêu khiển dành riêng cho giới nhà giàu và khách du lịch tới Triều Tiên.

“Khách sạn Ryugyong (hình kim tự tháp) là tòa nhà gây chú ý nhất ở Bình Nhưỡng. Người ta đồn đoán rằng cấu trúc của khách sạn này bị lỗi và nó có thể không bao giờ được khai trương trừ khi toàn bộ cấu trúc được xây dựng lại”, Kang Jimin cho biết.

Theo Han Song-chol, phụ nữ Triều Tiên phải chịu nhiều gánh nặng. “Họ phải tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như trong hình, làm việc nhà và tham gia vào các hoạt động xã hội”, Han Song-chol tiết lộ.

Theo Kang Jimin, sở thú trung tâm Triều Tiên dường như mới được nâng cấp gần đây.

Chuyên đề