Cổ phiếu trụ gãy gục, VN-Index bục đáy

0:00 / 0:00
0:00
Đáy thấp nhất tháng 5 vừa qua ở mức 1156 điểm đã bị xuyên thủng từ khoảng 4 phút trước khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục. “Cú đạp” quyết định vẫn diễn ra trong đợt ATC, đẩy VN-Index rơi xuống tiếp 1149,61 điểm, bốc hơi 31,68 điểm...
VN-Index rơi tự do về cuối phiên hôm nay.
VN-Index rơi tự do về cuối phiên hôm nay.

Đáy thấp nhất tháng 5 vừa qua ở mức 1156 điểm đã bị xuyên thủng từ khoảng 4 phút trước khi kết thúc đợt khớp lệnh liên tục. “Cú đạp” quyết định vẫn diễn ra trong đợt ATC, đẩy VN-Index rơi xuống tiếp 1149,61 điểm, bốc hơi 31,68 điểm.

Từ 2h trở đi, thị trường gần như rơi tự do khi đồng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất giảm mạnh. Mặc dù VN30-Index đại diện các blue-chips chưa thủng đáy tháng 5 tương ứng, nhưng sức ép của các mã lớn đủ để khiến VN-Index thiệt hại nặng hơn.

GAS, VHM, VCB và một số cổ phiếu ngân hàng khác là tác nhân chính của nhịp lao dốc cuối cùng chiều nay. Đến đợt ATC thêm VIC, VRE rơi cực sâu. VRE giảm sàn cùng GAS, trong khi VIC riêng đợt ATC rơi từ 70.700 đồng xuống 67.500 đồng tương đương 4,5% và dưới tham chiếu 6,64%, chỉ còn 2 giá nữa là tới mức sàn.

Loạt trụ khác giảm sâu hôm nay là PLX giảm 4,86%, CTG giảm 4,26%, GVR giảm 3,47%, VPB giảm 2,37%, VHM giảm 2,31%, HPG giảm 2,05%. VN30-Index đóng cửa giảm 2,42%, nhẹ hơn một chút so với mức giảm 2,68% của VN-Index.

Độ rộng sàn HoSE cực hẹp khi chỉ có 73 mã tăng/395 mã giảm. Trong số giảm, 31 mã kịch sàn, 109 mã giảm trên 3%, 107 mã giảm 1-2%.

Số giảm sàn có nhiều mã chịu áp lực bán cực mạnh, thanh khoản rất cao như FRT giao dịch 115 tỷ đồng, DGC giao dịch 203 tỷ, PVD giao dịch 119,3 tỷ, DCM giao dịch 152,9 tỷ...

Phía tăng chỉ có vài cổ phiếu đi ngược dòng có yếu tố tin cậy về thanh khoản. Đó là DBC tăng kịch trần, thanh khoản 158 tỷ đồng, HAG tăng 2,44%, giao dịch 284,4 tỷ, VJC tăng 0,95% giao dịch 79,6 tỷ, BAF tăng 0,86% giao dịch 130,5 tỷ.

Nói tóm lại phiên giao dịch hôm nay cực xấu và phần lớn cổ phiếu bị bán tháo mạnh về cuối phiên, dù thị trường không thật sự xuất hiện thông tin bất lợi nào. Thậm chí các thị trường tương lai chứng khoán quốc tế lại tăng, giá dầu tăng trở lại vượt 100 USD trên cả 2 loại chính. Chứng khoán châu Âu thậm chí còn xanh mướt, nhiều chỉ số tăng vượt 2%.

Xếp theo giá trị khớp lệnh, những cổ phiếu thanh khoản lớn nhất sàn HoSE hôm nay hầu hết cũng giảm giá rất sâu, thể hiện áp lực bán tăng vọt ở vùng giá thấp.

Xếp theo giá trị khớp lệnh, những cổ phiếu thanh khoản lớn nhất sàn HoSE hôm nay hầu hết cũng giảm giá rất sâu, thể hiện áp lực bán tăng vọt ở vùng giá thấp.

Yếu tố duy nhất có vẻ “thuận đà” là nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ra mạnh. Tổng giá trị bán ở HoSE ghi nhận tăng vọt lên 1.919,8 tỷ đồng, tương đương gần 15,3% tổng giao dịch của sàn. Phiên sáng tỷ lệ bán mới chiếm 13,1%. Riêng chiều nay khối ngoại bán thêm tới 1.122 tỷ đồng, trong khi mua vào 726 tỷ đồng. Tính chung cả ngày mức bán ròng lên tới 749,2 tỷ đồng. Đây là mức bán ròng đột biến, mạnh nhất kể từ đầu tháng 3/2022.

Chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng gần 220 tỷ đồng. Các mã GAS, VCB, VHM, HPG, MSN đều bị bán ròng từ 50 tỷ tới 80 tỷ đồng. CTG, VRE, GMD, DXG, HDB, PNJ, SSI cũng bị bán rất nhiều.

Mất tới gần 32 điểm hôm nay cũng là mức giảm mạnh nhất 12 phiên của VN-Index và chỉ số đã làm được điều mà nhà đầu tư lo sợ: Bục đáy. Thanh khoản xuống thấp những ngày qua, kể cả ở nhịp giảm, một phần là nhờ nhà đầu tư trông đợi thị trường sẽ giữ được đáy để ổn định tâm lý. Hôm nay đáy đã bị xuyên thủng đi kèm với sức ép cực lớn ở những cổ phiếu như VIC, VCB, GAS. Các yếu tố kỹ thuật xấu đi sẽ làm mức độ hoảng sợ lên cao hơn.

Phiên chiều nay thanh khoản cũng chỉ tương đương buổi sáng, HoSE khớp được khoảng 5.548 tỷ đồng. Tuy nhiên mặt bằng giá thì thấp hơn nhiều. Như vậy người bán đã ép giá xuống sâu hơn và lực cầu suy yếu nghiêm trọng.

Chuyên đề