Cần xem xét lại quy định về trách nhiệm người chỉ huy và yêu cầu về chứng chỉ phòng cháy, chữa cháy

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Luật số 40//2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC), người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; thành lập, duy trì hoạt động đội PCCC theo quy định của pháp luật.

Ông Lê Hữu Việt Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

Luật cũng yêu cầu khi cháy tại cơ sở (nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác do Chính phủ quy định) thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội PCCC cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy. Để đảm trách nhiệm vụ này, người chỉ huy chữa cháy (cấp lãnh đạo doanh nghiệp) phải theo học lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC từ 2 - 6 tháng và phải trả chi phí đáng kể mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Ở lĩnh vực xây dựng, bất cập phát sinh khi các chủ thầu phải liên tục kiểm tra công trường, giao ban tiến độ thực địa nên khó khăn về thời gian đi học. Thứ hai, đối với các nhà thầu lớn, hoạt động xây dựng đa ngành nghề, trong đó, PCCC chỉ là một hạng mục của một dự án, việc lãnh đạo nhà thầu phải tham gia học nghiệp vụ PCCC trong khi đã có cơ quan quản lý về PCCC kiểm tra kết quả của các đơn vị thi công, giám sát, vô hình trung tạo nên giấy phép con và có thể xung đột về chức năng xử lý tình huống giữa chỉ huy chữa cháy là lãnh đạo doanh nghiệp và chỉ huy lực lượng chuyên ngành.

Trước bất cập trên, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đang tập trung các ý kiến từ nhà thầu tiến tới đề nghị cơ quan lập pháp xem xét điều chỉnh Luật cho phù hợp với đối tượng áp dụng thực tế, giảm thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, thậm chí, có thể miễn yêu cầu này cho lãnh đạo doanh nghiệp.

Chuyên đề