Cần làm rõ tính pháp lý về thời hạn sở hữu nhà ở

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 8/8, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Tại Hội thảo, các đại biểu đóng góp ý kiến về những bất cập trong quản lý, vận hành, sử dụng, cải tạo nhà chung cư và công nhận quyền sở hữu nhà ở xã hội; vấn đề công nhận quyền sở hữu nhà ở có thời hạn.
Việc công nhận quyền sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân cũng như hoạt động của thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên
Việc công nhận quyền sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân cũng như hoạt động của thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, về nguyên tắc, đối với cá nhân, người dân, quyền sử dụng đất ở là lâu dài, nhưng đối với doanh nghiệp khi làm dự án thì Nhà nước cấp quyền sử dụng đất có thời hạn. “Vấn đề đặt ra là tại sao quyền sử dụng đất là có thời hạn nhưng khi bán căn hộ lại chuyển sang lâu dài, tính pháp lý như thế nào và thực tiễn ra sao? Đây là vấn đề cơ quan soạn thảo cần rà soát, xử lý để bảo đảm tính thống nhất của các quy định trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)”, ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Về vấn đề công nhận quyền sở hữu nhà ở có thời hạn, một số ý kiến cho rằng, hiện nay, chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở chỉ được thực hiện dự án đầu tư theo thời hạn cho phép, khi chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng mua bán nhà ở sẽ vô hình trung chỉ ký hợp đồng trong thời hạn thực hiện dự án. Điều này sẽ có thể dẫn đến bên mua nhà ở sẽ “bắt buộc” trở thành chủ sở hữu nhà có thời hạn. Điều này mâu thuẫn với quy định của Hiến pháp về bảo vệ quyền sở hữu tư nhân (Điều 32) và Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản. Nếu giữ quy định nêu trên trong Dự thảo Luật sẽ tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản.

Chuyên đề