Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), trong 2 ngày 3 - 4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Sáng ngày 3/5/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) với sự tham dự của đại diện các cơ quan, bộ ngành, tổ chức có liên quan.

Tại Hội thảo, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, Luật Điện lực năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi các luật khác có liên quan vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023) đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao, trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Điện lực, Bộ Công Thương đã đề xuất và được Chính phủ thông qua dự kiến xây dựng Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn về quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; phát triển năng lượng tái tạo; phát triển thị trường điện, mua bán, cung cấp dịch vụ điện và giá điện; cấp phép hoạt động điện lực; vận hành hệ thống điện và an toàn điện, an toàn đập, hỗ chứa thủy điện.

Cho đến nay, Bộ Công Thương (Ban soạn thảo, Tổ biên tập) đã hoàn thiện Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đăng tải lấy ý kiến công khai của các bộ ngành, tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp, người dân từ 29/3/2024.

Theo đó, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có 9 chương, 94 điều. Trong đó có nhiều nội dung mới phù hợp với xu hướng phát triển của ngành điện/năng lượng tại Việt Nam.

Chuyên đề