Ảnh Internet |
Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 18.725 tỷ đồng, bằng 80,7% dự toán; thu nội địa ước đạt 637.649 tỷ đồng, bằng 58,3% dự toán, tăng 15,3% so cùng kỳ. Trong cơ cấu nguồn thu, số thu từ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công thương nghiệp ngoài quốc doanh) tăng 26,9% so với cùng kỳ.
Một số sắc thuế chính thu trong 6 tháng đầu năm đều đạt và vượt tiến độ so với dự toán, tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thu đạt 61,2% dự toán, tăng 29,1%; thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thu đạt 61% dự toán, tăng 38,6%; thuế giá trị gia tăng (GTGT) thu đạt 51,4% dự toán, tăng 19,5%; thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thu đạt 67,7% dự toán, tăng 12,8% so với cùng kỳ.
Số thu NSNN ngành thuế thực hiện đạt kết quả tích cực, được đánh giá chủ yếu nhờ tăng trưởng kinh tế từ cuối năm 2020 và tăng thu từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ của năm 2020, trong đó có một số ngành kinh tế hoạt động có tốc độ tăng trưởng cao, “nóng” (như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, sản xuất lắp ráp ô tô...).
Chẳng hạn, khối các ngân hàng thương mại có số thuế TNDN của quý IV/2020 nộp sau quyết toán (thời điểm nộp năm 2021) tăng tới 72,9% so với cùng kỳ (khoảng 6.000 tỷ đồng); thuế TNDN thu từ chuyển nhượng bất động sản tăng 61,7% so với cùng kỳ (khoảng 8.600 tỷ đồng); thu từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ (khoảng 3.500 tỷ đồng); thu từ chứng khoán tăng gấp 2,47 lần cùng kỳ 2020 (khoảng 2.600 tỷ đồng).
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, cũng đã khiến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2019 và số thuế TTĐB được kê khai và nộp trong tháng 1/2021, nên số thu NSNN từ các doanh nghiệp này tăng 47,1% so với cùng kỳ 2020 (khoảng 11.200 tỷ đồng...).