Ảnh minh họa: Internet |
Trong đó, trụ cột thứ nhất là xóa bỏ mọi rào cản tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh cho các loại hình DNTN phát triển… nhằm mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 1,5 triệu DN hoạt động bền vững trên cả nước.
Thứ hai là Chính phủ phát triển DNTN hiệu quả, bền vững, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Từ đó, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.
Cùng với đó, ưu tiên hỗ trợ phát triển DNTN có quy mô nhỏ và vừa; khuyến khích phát triển lực lượng DN đầu tàu của khu vực kinh tế tư nhân, tạo dựng những thương hiệu lớn của người Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; bồi dưỡng, đào tạo, ghi nhận và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và có đóng góp lớn cho sự phát triển quốc gia.
Việc ban hành Kế hoạch nhằm phát triển DNTN gắn với mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam, tạo nền tảng ổn định, động lực mới cho sự phát triển bền vững và tự chủ của nền kinh tế - xã hội quốc gia. Trên cơ sở đó, Dự thảo Kế hoạch yêu cầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DNTN, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN với nhóm dẫn đầu ASEAN 4 cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DNTN.
Phụ lục đính kèm bản Dự thảo cũng chỉ ra một loạt chương trình, đề án dự kiến thực hiện nhằm phát triển bền vững DNTN như: Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35; xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực thi Hiệp định CPTPP; Đề án thí điểm mô hình nền tảng gọi vốn cộng đồng…