Trong số những tòa nhà tập thể cũ đã xuống cấp ở khu vực Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội), chung cư A6, C7 được xây lại đầu tiên với phương thức xã hội hóa nhà ở. Sau đó, tại khu này, chung cư D2 Giảng Võ cũng được xây dựng lại với thiết kế 21 tầng nổi, 2 tầng |
Cả 3 dự án A6, C7, D2 Giảng Võ trong quá trình xây dựng đều gặp những khó khăn dẫn tới chậm tiến độ. Tuy nhiên, tới nay, cả 3 dự án này đã được đưa vào sử dụng. Với những thành công bước đầu này, nhiều người dân sống tại chung cư cũ ở Giảng Võ cũng đang mong những ngôi nhà của mình sớm được cải tạo.
Hình mẫu khác trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội là B4 Kim Liên. Chung cư này nằm trên mặt đường Phạm Ngọc Thạch.
Cách chung cư B4 Kim Liên không xa là chung cư B14 Phương Liên. Đây cũng là công trình được xây dựng trên nền đất chung cư cũ.
Tại quận Đống Đa, điểm sáng của việc cải tạo chung cư cũ là vị trí các chung cư I1, I2, I3 Thái Hà.
Những tòa nhà chung cư mới được xây dựng thay thế cho các dãy nhà chung cư ọp ẹp cũ.
Bên cạnh các dự án cải tạo chung cư cũ đã được thực hiện thành công, hiện nay, còn một số dự án đang trong quá trình xây dựng. Trong ảnh là dự án cải tạo chung cư cũ C1 Thành Công.
Cải tạo các chung cư cũ đang là việc làm cấp thiết để đảm bảo cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, kế hoạch cải tạo chung cư cũ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, ngoài ra còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954.
Theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP. Hà Nội (có hiệu lực từ ngày 14/4/2016) do Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành, khu tập thể Quỳnh Mai được phép xây tối đa 24 tầng (cao 86m); khu tập thể Giảng Võ được xây tối đa 21 tầng (cao 76m); khu tập thể Ngọc Khánh được xây tối đa 21 tầng (cao 76m); các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Kim Liên, Phương Mai, Thanh Nhàn… được phép xây tối đa 24 tầng (cao 86m).