Hội thảo “Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa. Thành tựu, khó khăn và triển vọng hợp tác trong thế kỷ 21”. Ảnh: TTXVN |
Tham dự và đọc tham luận tại hội thảo có các Giáo sư, Tiến sĩ đến từ Viện Kinh tế, Viện nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Trung tâm nghiên cứu tổng thể và quốc tế của Trường Kinh tế cao cấp, các nghị sĩ Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), trợ lý nghị sĩ Hội đồng Liên bang.
Khách mời từ phía Việt Nam có Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga và các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Viện nghiên cứu châu Âu Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trần Thùy Trang.
Chủ tịch Ủy ban điều lệ và tổ chức hoạt động Quốc hội Hội đồng Liên Bang Nga A.V. Kutepov đã gửi điện mừng, trong đó nêu rõ, trong giai đoạn hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và khoa học, dựa trên việc trao đổi kinh nghiệm, đối thoại trực tiếp và tin tưởng lẫn nhau có giá trị đặc biệt với Nga và Việt Nam.
Ông Kutepov tin tưởng rằng hội thảo bàn tròn Nga-Việt sẽ diễn ra trên tinh thần xây dựng và góp phần xây dựng chính sách hợp tác tương hỗ và cùng có lợi. Hội thảo sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ song phương cùng có lợi, góp phần mở rộng và đa dạng hóa hình thức hợp tác, đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ ổn định và hữu nghị.
Các tham luận tại Hội thảo đề cập đến các phương diện hợp tác thành công giữa Liên bang Nga và Việt Nam thời gian qua, đặc biệt tập trung vào vấn đề Khu vực Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam và tác động của nó đến phát triển quan hệ song phương.
GS. Svetlana Glinkina, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá, dù FTA trên được ký kết không phải vào thời điểm thuận lợi khi gần như tại tất cả các nước, trong đó có Nga, đều xảy ra tình trạng đồng nội tệ mất giá, giảm tốc độ tăng trưởng... Song việc ký kết đã nói lên mong muốn hợp tác của cả hai bên. Thống kê qua năm 2016-2016 cho thấy kim ngạch song phương có tăng lên, cho thấy hiệu quả của thỏa thuận FTA vì lợi ích của cả EAEU, trong đó có Nga và Việt Nam.
GS. TSKH Gheoocghi Toloraya, Giám đốc Trung tâm chiến lược Nga tại châu Á - Viện Hàn lâm khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, phân tích, vào thời điểm ký kết hiệp định thương mại tự do với EAEC Việt Nam đã có vốn kinh nghiệm đáng kể từ việc tham gia vào khu vực tự do thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Việc tham gia vào AFTA đã giúp Việt Nam tăng khối lượng thương mại với các nước hàng đầu Đông Á-Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước này trong khuôn khổ ASEAN đã ký thiết lập khu vực thương mại tự do song phương theo công thức ASEAN+.
Những lý do khác khiến Việt Nam được chọn là đối tác của EAEU trong thành lập FTA bao gồm tình hình chính trị ổn định, Việt Nam còn đóng vai trò cầu nối của Nga trong việc mở cửa thị trường ASEAN.
Ở góc độ kinh tế, trong thời kỳ 2010-2015, Việt Nam có GDP tăng trưởng cao bền vững từ 5-6%, có những khoản vay tín dụng nước ngoài cao, dự trữ ngoại tệ khá đầy đủ (38 tỷ USD) và dòng đầu tự trực tiếp nước ngoài thường xuyên. Nợ nước ngoài năm 2015 chiếm 62% GDP, lạm phát dưới 4%, tỉ lệ thất nghiệp - 4,2%, thâm hụt ngân sách - 4% GDP.
Những chỉ số kinh tế vĩ mô này làm giảm rủi ro xuất hiện quá trình khủng hoảng trong kinh tế Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào FTA với EAEU, ngoài ra khối lượng thương mại của các nước EAEU với Việt Nam không đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước.
Phó Trưởng ban châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu tổng thể và quốc tế của Trường Kinh tế cao cấp Anastasia Pyatachkova khẳng định, trong bối cảnh hiện nay khi thúc đẩy chính sách châu Á-Thái Bình Dương không còn là lựa chọn của Nga, mà là nhu cầu cấp bách, một yếu tố quan trọng để phát triển đất nước và duy trì vị thế là một cường quốc của thế kỷ XXI thì hợp tác với Việt Nam và ASEAN là bàn đạp tốt cho một giải pháp thực tế vấn đề này.
Trong đó, Nga cần thiết lập lại chính sách của mình đối với một số quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đáp ứng tối đa với "nhu cầu Nga" của Đông Nam Á.
Tại hội thảo cũng chỉ ra rằng, trong khi hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật được kỳ vọng nâng lên quy mô mới thì vấn đề đào tạo nhân sự, cụ thể là nhân sự biết cả hai thứ tiếng Nga và Việt là rất quan trọng, song lại chưa được đầu tư dài hạn trong nhiều năm vừa qua, đặc biệt là nguồn nhân sự biết tiếng Nga tại Việt Nam đã bị giảm kể từ sau khi Liên Xô tan vỡ và chưa được bổ sung đủ đáp ứng với nhu cầu. Công tác tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp cũng chưa được tập trung thành các đầu mối thống nhất.
Tới đây một số cơ quan nghiên cứu khoa học khác của Liên bang Nga như Viện Viễn Đông cũng sẽ tổ chức các hội thảo trong khuôn khổ chào mừng chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Khách mời từ phía Việt Nam có Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga và các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Viện nghiên cứu châu Âu Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trần Thùy Trang.
Chủ tịch Ủy ban điều lệ và tổ chức hoạt động Quốc hội Hội đồng Liên Bang Nga A.V. Kutepov đã gửi điện mừng, trong đó nêu rõ, trong giai đoạn hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và khoa học, dựa trên việc trao đổi kinh nghiệm, đối thoại trực tiếp và tin tưởng lẫn nhau có giá trị đặc biệt với Nga và Việt Nam.
Ông Kutepov tin tưởng rằng hội thảo bàn tròn Nga-Việt sẽ diễn ra trên tinh thần xây dựng và góp phần xây dựng chính sách hợp tác tương hỗ và cùng có lợi. Hội thảo sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ song phương cùng có lợi, góp phần mở rộng và đa dạng hóa hình thức hợp tác, đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ ổn định và hữu nghị.
Các tham luận tại Hội thảo đề cập đến các phương diện hợp tác thành công giữa Liên bang Nga và Việt Nam thời gian qua, đặc biệt tập trung vào vấn đề Khu vực Thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam và tác động của nó đến phát triển quan hệ song phương.
GS. Svetlana Glinkina, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá, dù FTA trên được ký kết không phải vào thời điểm thuận lợi khi gần như tại tất cả các nước, trong đó có Nga, đều xảy ra tình trạng đồng nội tệ mất giá, giảm tốc độ tăng trưởng... Song việc ký kết đã nói lên mong muốn hợp tác của cả hai bên. Thống kê qua năm 2016-2016 cho thấy kim ngạch song phương có tăng lên, cho thấy hiệu quả của thỏa thuận FTA vì lợi ích của cả EAEU, trong đó có Nga và Việt Nam.
GS. TSKH Gheoocghi Toloraya, Giám đốc Trung tâm chiến lược Nga tại châu Á - Viện Hàn lâm khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, phân tích, vào thời điểm ký kết hiệp định thương mại tự do với EAEC Việt Nam đã có vốn kinh nghiệm đáng kể từ việc tham gia vào khu vực tự do thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Việc tham gia vào AFTA đã giúp Việt Nam tăng khối lượng thương mại với các nước hàng đầu Đông Á-Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước này trong khuôn khổ ASEAN đã ký thiết lập khu vực thương mại tự do song phương theo công thức ASEAN+.
Những lý do khác khiến Việt Nam được chọn là đối tác của EAEU trong thành lập FTA bao gồm tình hình chính trị ổn định, Việt Nam còn đóng vai trò cầu nối của Nga trong việc mở cửa thị trường ASEAN.
Ở góc độ kinh tế, trong thời kỳ 2010-2015, Việt Nam có GDP tăng trưởng cao bền vững từ 5-6%, có những khoản vay tín dụng nước ngoài cao, dự trữ ngoại tệ khá đầy đủ (38 tỷ USD) và dòng đầu tự trực tiếp nước ngoài thường xuyên. Nợ nước ngoài năm 2015 chiếm 62% GDP, lạm phát dưới 4%, tỉ lệ thất nghiệp - 4,2%, thâm hụt ngân sách - 4% GDP.
Những chỉ số kinh tế vĩ mô này làm giảm rủi ro xuất hiện quá trình khủng hoảng trong kinh tế Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho Việt Nam tham gia vào FTA với EAEU, ngoài ra khối lượng thương mại của các nước EAEU với Việt Nam không đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước.
Phó Trưởng ban châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu tổng thể và quốc tế của Trường Kinh tế cao cấp Anastasia Pyatachkova khẳng định, trong bối cảnh hiện nay khi thúc đẩy chính sách châu Á-Thái Bình Dương không còn là lựa chọn của Nga, mà là nhu cầu cấp bách, một yếu tố quan trọng để phát triển đất nước và duy trì vị thế là một cường quốc của thế kỷ XXI thì hợp tác với Việt Nam và ASEAN là bàn đạp tốt cho một giải pháp thực tế vấn đề này.
Trong đó, Nga cần thiết lập lại chính sách của mình đối với một số quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đáp ứng tối đa với "nhu cầu Nga" của Đông Nam Á.
Tại hội thảo cũng chỉ ra rằng, trong khi hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật được kỳ vọng nâng lên quy mô mới thì vấn đề đào tạo nhân sự, cụ thể là nhân sự biết cả hai thứ tiếng Nga và Việt là rất quan trọng, song lại chưa được đầu tư dài hạn trong nhiều năm vừa qua, đặc biệt là nguồn nhân sự biết tiếng Nga tại Việt Nam đã bị giảm kể từ sau khi Liên Xô tan vỡ và chưa được bổ sung đủ đáp ứng với nhu cầu. Công tác tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp cũng chưa được tập trung thành các đầu mối thống nhất.
Tới đây một số cơ quan nghiên cứu khoa học khác của Liên bang Nga như Viện Viễn Đông cũng sẽ tổ chức các hội thảo trong khuôn khổ chào mừng chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.