Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng trên đã diễn ra từ lâu khiến cho đảo cây xanh cầu Nhật Tân (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) và các khu vực lân cận như… “bãi rác”.
Một góc đảo cây xanh cầu Nhật Tân được dùng để… tập kết chậu xi măng, vật tư. Điều này khiến người dân địa phương còn rất ít hành lang, khuôn viên để đi bộ, tập thể dục.
Những chậu xi măng xếp thành dãy dài trên thảm cỏ được PV ghi nhận vào ngày 3/5.
Trên vỉa hè, những cây chết khô nằm ngổn ngang nhiều ngày nhưng không được thu dọn.
Trong khi đó, ngay trong khuôn viên đảo cây xanh là trụ sở Nhà vận hành và bảo trì cầu Nhật Tân - nơi luôn luôn có người túc trực.
Hình ảnh đầu hầm chui Phú Thượng ngổn ngang rác phế thải được vứt dọc 2 bên vệ đường.
Gạch, cát và cốp - pha xây dựng được tập kết ngay dưới gầm lối dẫn lên - xuống cầu Nhật Tân tại nút giao Phú Thượng.
Một vườn rau được cắm cọc, quây rào cẩn thận, chiếm trọn góc thảm cỏ ven đường dẫn lên - xuống cầu Nhật Tân.
Cầu Nhật Tân (Hà Nội) là cây cầu dây văng lớn thứ hai Việt Nam, được xây dựng với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Cầu Nhật Tân là 1 trong 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh (Hà Nội).
Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân - Hà Nội.