Hà Nội không cấm mà chỉ tính dừng xe máy sau 2030

“Cấm là cấm đăng ký, sở hữu. Dừng thì vẫn cho đăng ký và có thể cho hoạt động trong một thời điểm thích hợp”...
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ nay đến năm 2030, thành phố đặt ra mục tiêu đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng, nhằm đủ điều kiện để dừng xe máy trong nội đô từ 2030.
Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ nay đến năm 2030, thành phố đặt ra mục tiêu đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng, nhằm đủ điều kiện để dừng xe máy trong nội đô từ 2030.

Tại buổi toạ đàm “Hà Nội hạn chế xe cá nhân - Những lo lắng của người dân” diễn ra sáng 30/6, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho hay, có hai căn cứ để Thủ đô xây dựng đề án quản lý phương tiện giao thông, với lộ trình đặt ra là từ 2030 dừng xe máy trong nội đô.

Không cấm, chỉ dừng


Thứ nhất là thực tế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội. Thứ hai là mục tiêu xây dựng đề án giảm ùn tắc giao thông cho phù hợp với kết cấu hạ tầng, đảm bảo sự đi lại của người dân một cách bền vững, giảm ô nhiễm môi trường.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ nay đến năm 2030, thành phố đặt ra mục tiêu đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển giao thông công cộng, nhằm đủ điều kiện để dừng xe máy trong nội đô từ 2030.

Trong đề án phát triển vận tải hành khách công cộng, xe bus vẫn là xương sống chính của Hà Nội trong vận tải công cộng cho đến 2025. Phấn đấu đưa vận tải hành khách bằng xe bus lên 25%. Sau đó, mới là các phương tiện khác như đường sắt, taxi... đảm đương phần còn lại…

Từ nay đến 2030, UBND thành phố Hà Nội cũng dự kiến đầu tư 10 tuyến đường sắt đô thị.

“Tôi nghĩ rằng với quy hoạch như thế, đến 2030 tỷ lệ vận tải công cộng sẽ đáp ứng 40-50% nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội”, ông Viện khẳng định.

Bên cạnh dừng xe máy, Hà Nội cũng quản lý ôtô chặt hơn, như thu phí ôtô vào nội đô, đồng thời hạn chế điểm đỗ… Trong tương lai, chi phí dành ra cho ôtô có thể cao hơn rất nhiều so với hiện nay.

Ông Viện nói: “Còn dừng hẳn xe máy vào thời điểm nào là thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân thành phố sau 2030. Lúc đó mới đưa ra quyết định cuối cùng”.

Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, ông Lê Đỗ Mười cho biết, Hà Nội không cấm xe máy mà chỉ dừng. Trong luật và tất cả các nghị định không có từ cấm, mà chỉ dừng.

“Cấm là cấm đăng ký, sở hữu. Dừng thì vẫn cho đăng ký và có thể cho hoạt động trong một thời điểm thích hợp. Trong quá trình làm đề án, chúng tôi đã trao đổi với nhiều chuyên gia thống nhất từ dừng”, ông nói.

Sẵn sàng cung cấp kết quả khảo sát dừng xe máy

Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội về đề án quản lý phương tiện giao thông, có đến 84% người được hỏi ủng hộ đề án, trong số người ủng hộ, có 90% đồng ý với lộ trình dừng xe máy. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, người dân Thủ đô yêu cầu phải nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại.

Tuy nhiên, hơn 15.000 người được lấy ý kiến, trong khi thành phố có khoảng 5,2 triệu xe máy. Nhiều người đặt câu hỏi, việc lấy ý kiến 15.000 người liệu có khách quan?

Trả lời vấn đề này, ông Lê Đỗ Mười giải thích, trong một đề án không thể có một cuộc điều tra trên toàn thành phố, mà chỉ có thể chọn mẫu tại các quận huyện, cả những người sử dụng xe máy và không sử dụng, từ cán bộ nhân viên đến lao động tự do. 

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp với Công an Hà Nội đã phát phiếu đến các hộ dân được lựa chọn. Số lượng phiếu ra hơn 16.000 phiếu, thu về hơn 15.000.

Trên mẫu phiếu khảo sát có chữ ký của từng người được hỏi, cả tổ trưởng tổ dân phố và cảnh sát khu vực.

“Tôi có thể cung cấp mẫu phiếu và kết quả khảo sát. Với dự án này, chúng tôi không chọn đối tượng bất kỳ trên đường phố như các đề án khác, mà có sự đầu tư và thông tin chính danh”, ông Mười nói.

Chuyên đề