Gần 90 mã kịch trần, bảng điện cổ phiếu nhỏ tím lịm

Bất chấp VN30-Index lình xình đầy mệt mỏi trong phiên chiều, các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn thăng hoa khiến bảng giao dịch của các nhóm này phủ một màu tím. Tính chung hai sàn niêm yết, có 87 cổ phiếu tăng hết biên độ, chưa kể 39 mã khác trên UpCOM cũng kịch trần...
Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trên 3 sàn tím ngắt.
Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trên 3 sàn tím ngắt.

Bất chấp VN30-Index lình xình đầy mệt mỏi trong phiên chiều, các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn thăng hoa khiến bảng giao dịch của các nhóm này phủ một màu tím. Tính chung hai sàn niêm yết, có 87 cổ phiếu tăng hết biên độ, chưa kể 39 mã khác trên UpCOM cũng kịch trần.

Mặc dù về số lượng, gần 90 mã tăng trần trên hai sàn niêm yết chưa phải là kỷ lục, nhưng trong khi các blue-chips yếu ớt chán nản, các cổ phiếu vừa và nhỏ càng nổi bật.

Kỷ lục về số lượng cổ phiếu tăng hết biên độ trên hai sàn HoSE và HNX là 127 mã ngày 22/9 vừa qua. Đó chính là phiên chỉ số smallcap lẫn midcap đạt đỉnh ngắn hạn và sau đó có 3,5 phiên giảm cực mạnh. Tuy nhiên từ đó đến nay, Smallcap-Index đã tăn 15,7%, Midcap-index tăng thêm 10%. Trong khi đó VN30-Index tăng chưa tới 5%.

Chỉ riêng sự khác biệt này cũng cho thấy dòng tiền có thể tìm kiếm cơ hội lợi nhuận ở đâu “ngon ăn” nhất. Dĩ nhiên không phải tất cả các cổ phiếu vừa và nhỏ đều tăng, nhưng cơ hội rõ ràng là dễ hơn nhiều so với nắm giữ blue-chips.

Cũng giống như hôm 22/9, thanh khoản ở nhóm midcap và smallcap hôm nay đều cực cao. Hôm 22/9 cả hai rổ này đều xác lập kỷ lục lịch sử về giá trị khớp lệnh tính đến thời điểm đó. Hôm nay cả hai rổ đều thanh khoản cao hơn phiên ngày 22/9, dù kỷ lục đã xác lập hôm qua.

Nhóm Midcap giao dịch 9,276 tỷ đồng phiên này, giảm 12% so với ngày hôm qua, chỉ số tăng 2,44% so với tham chiếu. Smallcap giao dịch 5.825 tỷ đồng, giảm 6%, chỉ số tăng 2,08%. Một trong những lý do khiến thanh khoản tụt giảm có thể là nhiều mã đã mất thanh khoản phía mua.

HoSE hôm nay có 48 cổ phiếu tăng kịch biên độ, một danh sách quá dài để có thể liệt kê hết. Những mã khớp lệnh hàng triệu cổ tới hàng chục triệu cổ là IDI, IJC, DIG, KMR, ABS, SAM, APG, NLG, QBS, SCR, TTB, LDG, MHC,

Mặc dù không phải cổ phiếu nào thanh khoản lớn trong hai nhóm này cũng tăng giá, nhưng cơ bản đà tăng đều tốt. Top 10 thanh khoản midcap có HSG giảm 0,43% giao dịch 514,8 tỷ đồng, DPM giảm 1,2% giao dịch 454,8 tỷ đồng. Smallcap trong Top 10 có NKG giảm 0,56% giao dịch gần 581,2 tỷ đồng. Có thể thấy nhóm cổ phiếu thép và phân bón hôm nay lại ngược dòng. Kể cả HPG cũng giảm 0,36%.

Vn30-Index trồi sụt mệt mỏi chiều nay.

Vn30-Index trồi sụt mệt mỏi chiều nay.

Tuy nhiên với 302 mã tăng và chỉ 151 mã giảm, sàn HoSE chủ đạo vẫn là tăng và tăng nóng trong nhóm vốn hóa vừa tới nhỏ. Với các blue-chips VN30, độ rộng cũng khá nhờ 18 mã tăng/6 mã giảm, nhưng VN30-Index chỉ tăng được 0,3%. Rổ này chỉ có SAB tăng 1,98%, VJC tăng 1,54%, SSI tăng 2,29%, KDH tăng 2,86%, BVH tăng 1,09%, HDB tăng 1,19%, ACB tăng 1,38% là nổi bật nhất... ngoài GVR.

Trụ mạnh nhất của VN-Index lẫn VN30-Index hôm nay là GVR, mã duy nhất trong VN30 tham gia vào nhóm tăng kịch trần. GVR buổi sáng cũng rất khá, chốt phiên đã tăng khoảng 1,52%. Đột nhiên trong 50 phút đầu phiên chiều, giá tăng dữ dội và nhanh chóng chạm tới giá trần. Từ sau 2h thì giá hoàn toàn chặn mua trần. Cổ phiếu này cũng có một phiên vượt đỉnh lịch sử. Vốn hóa của GVR chưa phải hạng nhất (chót Top 10 trong VN-Index), nhưng mức tăng mạnh cũng đủ tạo sức nặng. GVR đóng góp hơn 3 điểm cho chỉ số chính và khoảng 0,5 điểm cho VN30-Index. Chính điều này góp phần tạo khác biệt quá lớn giữa VN30 và các chỉ số khác.

Chiều nay dòng tiền vào VN30 khá đuối, chỉ khớp thêm 4.235 tỷ đồng, giảm 21% so với chiều hôm qua. Trong đó riêng HPG đã giao dịch khoảng 788 tỷ đồng và giá bị đánh tụt từ mức tăng 0,54% cuối phiên sáng thành giảm 0,36%. Thống kê cho thấy so với cuối phiên sáng, rổ VN30 có 11 cổ phiếu tụt giá, dù không nhiều mã tụt tới tham chiếu. Những cổ phiếu tăng chỉ là “nhích” giá lên, trừ ACB, PNJ, GVR là ấn tượng, tăng thêm từ 1% tới hơn 5%. VN30-Index chốt phiên sáng tăng 0,24% và kết phiên cũng chỉ tăng 0,3%, gần như không suy chuyển buổi chiều.

Nhà đầu tư nước ngoài buổi chiều xả đột biến NVL, đẩy mức rút vốn cả phiên ở mã này lên 567,2 tỷ đồng. NLG bị bán ròng 141 tỷ, SSI hơn 91 tỷ, VNM gần 79 tỷ, Cả chục cổ phiếu khác bị rút vốn từ trên 60 tỷ đồng tới hơn 20 tỷ đồng. Phía mua ròng chỉ có VHM với 24 tỷ, GMD hơn 23 tỷ, KBC, DGC, VCB khoảng 22 tỷ...

Chuyên đề