Nhiều ý kiến đề xuất tổ chức lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam như một hiệp hội ngành hàng bình thường. Ảnh: Tiên Giang |
Cụ thể, phải tổ chức lại VFA như một hiệp hội ngành hàng bình thường, có sự tham gia của các thành phần trong chuỗi lúa gạo, nhất là người sản xuất trực tiếp; các thành viên trong Hiệp hội có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Theo TS. Đặng Quang Vinh, đại diện Nhóm nghiên cứu của CIEM, kết quả rà soát thể chế, chính sách áp dụng đối với chuỗi giá trị lúa gạo của CIEM cho thấy, VFA đang nắm vị thế độc quyền trong xuất khẩu gạo. Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ra các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo rất ngặt nghèo về kho chuyên dùng, cơ sở xay xát, thời gian xuất khẩu gạo. “Những điều kiện này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và một DN mới thành lập không thể vượt qua để tham gia xuất khẩu gạo”, ông Vinh nhận định.
Cũng theo ông Vinh, Nghị định 109 đang trao quá nhiều quyền cho VFA, tạo ra một môi trường kinh doanh không bình đẳng và làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Cần phải thay đổi căn bản để tạo ra một cấu trúc thị trường mới, một cơ chế lợi ích mới để DN xuất khẩu gạo gắn lợi ích của mình với cả chuỗi giá trị lúa gạo trong nước.