Theo đó, từ giữa năm 2017 đến cuối tháng 1/2019, Tĩnh đã nhiều lần chở dung môi từ Cần Thơ về giao cho các cây xăng tỉnh Đắk Nông, mục đích là để các cây xăng này pha lẫn với xăng A95 để bán ra thị trường.
Ngoài việc chở đi giao dung môi, Tĩnh còn nhiều lần trực tiếp pha chất bột màu để làm xăng giả dưới sự chỉ đạo của một số đối tượng khác. Việc làm này Tĩnh biết là sản xuất xăng giả nhưng vẫn tiếp tục thực hiện.
Kho xăng dầu bị lực lượng chức năng triệt phá
Trên cơ sở này, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra mở rộng và đến nay đã khởi tố thêm 3 vụ án và 21 bị can. Như vậy, tính đến cuối tháng 8/2019, VKSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn quyết định khởi tố 5 vụ án, với 30 bị can liên quan đến đường dây sản xuất xăng dầu giả do Trịnh Sướng cầm đầu.
Từ năm 2017 đến ngày bị bắt, các đối tượng đã mua bán dung môi, chất làm tăng chỉ số Octan (gồm các chất Toluene, MTBE, NMA, Methanol…) với số tiền khoảng 4.200 tỷ đồng để sản xuất xăng dầu giả. Các đối tượng này đã đưa ra thị trường để tiêu thụ hơn 400 triệu lít xăng giả, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng.
Đối tượng Lưu Văn Nguyện, giám đốc công ty chuyên cung cấp dung môi cho đường dây sản xuất mua bán xăng giả
Trong quá trình khám xét nơi ở và làm việc của các đối tượng, cơ quan điều tra còn niêm phong 6 xe bồn, 90 bồn chứa dung dịch hóa chất, 3 máy bơm và 50 tỷ đồng, cùng nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Như đã đưa tin, đầu tháng 6/2019, Công an tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo thông tin kết quả điều tra ban đầu vụ án sản xuất, mua bán xăng dầu giả liên quan đến đại gia Trịnh Sướng (Sóc Trăng).
Đây là đường dây xăng dầu cực kỳ lớn, với khoảng 6 triệu m3 xăng giả được đưa ra thị trường mỗi tháng. Số tiền mà các “đại gia” xăng dầu bỏ ra để mua dung môi, tạp chất để chế tạo xăng giả lên đến hơn 4000 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông xác định, dung môi được sử dụng để pha chế là thành phẩm trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Đây là loại hợp chất thường được sử dụng trong công nghiệp, pha trộn sơn, tẩy rửa, sản xuất gỗ, thuộc da…
Các đối tượng sử dụng dung môi, pha với xăng, chất tạo màu và một số “hương liệu” để phù phép thành xăng. Đây là loại xăng giả không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất động cơ, thậm chí có thể làm hỏng động cơ.