Cận cảnh dãy nhà giãn dân khu phố cổ bị bỏ hoang nhiều năm tại Hà Nội

Tọa lạc tại vị trí đắc địa ven tuyến đường lớn thuộc địa bàn phường Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội), 5 khối nhà chung cư với hàng trăm căn hộ đang bị bỏ không, có dấu hiệu xuống cấp.
Khu nhà giãn dân phố cổ rộng khoảng 30 ha tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù (Hà Nội).

Khu nhà giãn dân phố cổ rộng khoảng 30 ha tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù (Hà Nội).

Được biết, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020) đã được phê duyệt từ lâu.

Được biết, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020) đã được phê duyệt từ lâu.

Theo đó, TP Hà Nội sẽ phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người từ khu vực phố cổ sang các khu giãn dân. Giai đoạn I của đề án (2009-2015), sẽ thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Theo đó, TP Hà Nội sẽ phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người từ khu vực phố cổ sang các khu giãn dân. Giai đoạn I của đề án (2009-2015), sẽ thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Tuy đã hoàn thiện đẹp đẽ nhưng theo ghi nhận, những căn nhà ở dự án này đã đắp chiếu nhiều năm nay và đang có dấu hiệu xuống cấp.

Tuy đã hoàn thiện đẹp đẽ nhưng theo ghi nhận, những căn nhà ở dự án này đã đắp chiếu nhiều năm nay và đang có dấu hiệu xuống cấp.

Phía trước sân tòa nhà, cống nước ngầm bị mất nắp biến thành chỗ đổ rác thải của người dân quanh khu vực.

Phía trước sân tòa nhà, cống nước ngầm bị mất nắp biến thành chỗ đổ rác thải của người dân quanh khu vực.

Hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm tòa nhà bị vỡ kính, thủng nhiều chỗ.

Hệ thống mái che trước sảnh và đường dẫn xuống hầm tòa nhà bị vỡ kính, thủng nhiều chỗ.

Cận cảnh bức tường khu vực hành lang nứt vỡ.

Cận cảnh bức tường khu vực hành lang nứt vỡ.

Do lâu ngày công trình không được đưa vào sử dụng, cây cỏ bắt đầu mọc um tùm tại khu vực hành lang, lối đi.

Do lâu ngày công trình không được đưa vào sử dụng, cây cỏ bắt đầu mọc um tùm tại khu vực hành lang, lối đi.

Lối lên xuống hầm gửi xe chưa được hoàn thiện tạo thành rãnh sâu khoảng 20 cm với nhiều cọc sắt nhô ra khá nguy hiểm.

Lối lên xuống hầm gửi xe chưa được hoàn thiện tạo thành rãnh sâu khoảng 20 cm với nhiều cọc sắt nhô ra khá nguy hiểm.

Các lối ra vào tòa nhà ở trong tình trạng "cửa đóng then cài". "Khu chung cư này đã xây xong được mấy năm nay, đến tháng 5/2019 có thông tin là bắt đầu làm thủ tục bàn giao và chuyển dân cư đến đây. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai chuyển đến sinh sống", một người dân sinh sống gần các tòa nhà cho biết.

Các lối ra vào tòa nhà ở trong tình trạng "cửa đóng then cài".

"Khu chung cư này đã xây xong được mấy năm nay, đến tháng 5/2019 có thông tin là bắt đầu làm thủ tục bàn giao và chuyển dân cư đến đây. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy ai chuyển đến sinh sống", một người dân sinh sống gần các tòa nhà cho biết.
Sảnh tầng 1 được tận dụng cho công nhân các công trình xung quanh thuê ở trọ và chứa đồ.

Sảnh tầng 1 được tận dụng cho công nhân các công trình xung quanh thuê ở trọ và chứa đồ.

Chuyên đề