Cần bố trí nguồn lực thúc đẩy sản xuất vắc xin

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Y tế đang xây dựng Đề án Nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng Covid-19 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục đích của Đề án là nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021; bảo đảm có đủ vắc xin từ năm 2022 trở đi.
Cần xem xét cơ chế bố trí nguồn đầu tư công để hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và khi cần thiết có thể triển khai mua sắm theo Điều 26 Luật Đấu thầu
Cần xem xét cơ chế bố trí nguồn đầu tư công để hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và khi cần thiết có thể triển khai mua sắm theo Điều 26 Luật Đấu thầu

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Đại dịch SARS - CoV-2 đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.Việt Nam tuy cơ bản đã kiểm soát tốt nhưng diễn biến của dịch bệnh còn kéo dài và phức tạp. Vắc xin được xem là vũ khí hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh, do vậy việc nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 là đòi hỏi cấp bách.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước có 4 nhà sản xuất đang nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19 theo các hướng công nghệ khác nhau, gồm: Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC), Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen (Nanogen), Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Các nhà sản xuất đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sớm hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Một điểm nghẽn rất lớn trong quá trình phát triển vắc xin là chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang phát triển thương mại do thiếu nguồn lực đầu tư, khó tiếp cận các công nghệ hoặc nguyên liệu cần thiết để hoàn thiện sản phẩm.

Cần cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư sản xuất vắc xin

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 và tiềm năng của các đơn vị sản xuất của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, việc chủ động đầu tư phát triển vắc xin phòng Covid-19 trong nước là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao đẩy nhanh được quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và phát triển thương mại vắc xin?

Theo ông Long, việc sản xuất vắc xin Covid-19 sẽ khó thành hiện thực nếu không có sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan quản lý, nhà sản xuất vắc xin, các nhà nghiên cứu, các hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, các nhà tài trợ, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật.

Do đó, để tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước, theo Dự thảo Đề án, Bộ Y tế cần sớm rà soát, sửa đổi các quy định theo hướng rút gọn, rút ngắn thời gian thử nghiệm, cấp phép. Các đơn vị nghiên cứu vắc xin thúc đẩy quá trình thử nghiệm vắc xin, rút ngắn tối đa thời gian của các giai đoạn 1, 2, 3 và có phương thức thử nghiệm phù hợp. Khi kết quả thử nghiệm lâm sàng thành công, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho việc cấp phép, lưu hành và sử dụng vắc xin theo cơ chế ưu tiên thẩm định, cấp phép lưu hành để phục vụ phòng chống dịch.

Quá trình phát triển vắc xin cũng đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn về các nguồn lực, thiết bị chuyên dụng và mở rộng nhà xưởng để nâng công suất sản xuất. Do đó, các bộ ngành cần xem xét cơ chế bố trí nguồn đầu tư công để hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và trong trường hợp cần thiết có thể triển khai thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 Luật Đấu thầu.

Chuyên đề