Ảnh Internet |
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước tính đạt 2.185,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,9% tổng mức và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 9,8%...
Một số địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng tăng khá: Quảng Ninh tăng 15,6%; Vĩnh Phúc tăng 20,3%; Bắc Ninh tăng 18,5%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng ước tính đạt 362,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng mức và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Bình Dương tăng 19,8%; Hải Phòng tăng 19,5%...
Tổng cục Thống kê phân tích, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước 9 tháng năm nay tăng mạnh và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung năm 2016.
Đáng chú ý, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm nay ước tính đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước cùng với lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh đã góp phần tăng thu cho hoạt động du lịch lữ hành.
Một số địa phương có doanh thu tăng khá là: Quảng Nam tăng 71,1%; Quảng Bình tăng 24,1%; Kiên Giang tăng 19,8%...
Doanh thu dịch vụ khác 9 tháng ước tính đạt 342,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó một số địa phương có doanh thu tăng khá: Hải Phòng tăng 14,6%; Bắc Giang tăng 10,9%; Lâm Đồng tăng 9,2%...
Tính riêng trong tháng 9, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước tính đạt 336,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, các trung tâm thương mại, siêu thị và cơ sở bán lẻ triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, sức mua trên thị trường tăng hơn so với tháng trước.