Gói thầu: Bảo hiểm hàng hóa (than) vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam năm 2024

0:00 / 0:00
0:00

Lĩnh vực: Phi tư vấn

Dự toán mua sắm Bảo hiểm hàng hóa (than) vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam năm 2024

Bên mời thầu: Công ty cổ phần Kinh doanh than miền Bắc - Vinacomin

Nội dung kiến nghị/đề nghị làm rõ:

Tiêu chí HSMT:

Trong Bảng tiêu chuẩn Đánh giá theo phương pháp chấm điểm thuộc Chương III Tiêu chuẩn đánh giá HSDT, HSMT yêu cầu:

STT

Tiêu chuẩn đánh giá

Điển tối đa

Điểm chi tiết

Điểm tối thiểu

4

Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần trung bình trong 4 năm (2020, 2021, 2022, 2023) Cách tính: (Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2023 - Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2022)/(Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2022) + (Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2022 - Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2021)/(Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2021) + (Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2021 - Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2020)/(Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2020) + (Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2020 - Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2019)/(Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm 2019)/4 .

Đối với nhà thầu liên danh, năng lực của nhà thầu được tính bằng tổng năng lực của các thành viên trong liên danh tương ứng với phần công việc mà từng thành viên đảm nhận

9

-

Dưới 5%

0

-

Từ ≥ 5% đến dưới 10%

3

-

Từ ≥ 10% đến dưới 20%

6

-

Từ ≥ 20%

9

6

Tỷ lệ biên khả năng thanh toán trung bình trong 4 năm (2020, 2021, 2022, 2023).

Cách tính: Biên khả năng thanh toán trung bình (2020+2021+2022+2023)/Biên khả năng thanh toán tối thiểu trung bình (2020+2021+2022+2023).

Đối với nhà thầu liên danh, năng lực của nhà thầu được tính bằng tổng năng lực của các thành viên trong liên danh tương ứng với phần công việc mà từng thành viên đảm nhận

6

-

< 1

0

-

≥ 1 đến dưới 2

3

-

≥ 2

6

7

Có kinh nghiệm giải quyết một vụ tổn thất rủi ro thiếu hụt trọng lượng hàng hóa (là hàng rời) được xác định theo phương pháp đo mớn nước từ năm 2020 đến thời điểm đóng thầu (nhà thầu cung cấp các tài liệu chứng minh, bao gồm: thông báo tổn thất, xác nhận bồi thường và uỷ nhiệm chi có xác nhận ngân hàng).

Đối với nhà thầu liên danh, chỉ xét với thành viên đứng đầu liên danh

3

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường < 1 tỷ đồng

1

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường từ ≥ 1 tỷ đồng

3

8

Số tiền bồi thường các vụ tổn thất bảo hiểm hàng hóa than vận chuyển bằng đường thủy/đường biển hoặc đường bộ từ năm 2020 đến thời điểm đóng thầu: đã giải quyết tối thiểu 01 vụ tổn thất với giá trị bồi thường thực tế (nhà thầu cung cấp các tài liệu chứng minh, bao gồm: thông báo tổn thất, xác nhận bồi thường và uỷ nhiệm chi có xác nhận ngân hàng).

Đối với nhà thầu liên danh, chỉ xét với thành viên đứng đầu liên danh

9

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường < 4 tỷ đồng

1

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường từ ≥ 4 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng

3

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường từ ≥ 5 tỷ đồng đến dưới 6 tỷ đồng

6

-

Có 01 vụ tổn thất với số tiền bồi thường ≥ 6 tỷ đồng

9

Kiến nghị/đề nghị làm rõ của nhà thầu:

Với tiêu chí 4, nhà thầu nhận thấy, theo Nghị định số 195/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 thì tiêu chí Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần có tác dụng“độ thay đổi về phí bảo hiểm giữ lại, cho biết sự thay đổi về trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp” cũng như mức độ tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm, không đánh giá được năng lực tài chính và khả năng chi trả nếu xảy ra tổn thất. Cụ thể, một doanh nghiệp có doanh thu 10.000 tỷ đồng, nếu tăng trưởng 1% đã 100 tỷ đồng, trong khi những doanh nghiệp nhỏ với doanh thu 2.000 - 3.000 tỷ thì tăng trưởng 1% chỉ 20-30 tỷ. Do vậy, việc đưa ra tiêu chí phần trăm xem xét đánh giá là hoàn toàn không phù hợp.Nhà thầu cho rằng, cần điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng điểm của tiêu chí này hoặc đưa ra mức tăng trưởng theo số tiền cụ thể; nếu đưa ra tỷ lệ phần trăm tăng trưởng thì bổ sung thêm mức số tiền cụ thể và quy định đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí đó.

Với tiêu chí 6, nhà thầu nhận thấy, theo Nghị định số 195/2014/NĐ-CP thì Tỷ lệ biên khả năng thanh toán có tác dụng “Chỉ tiêu này đánh giá biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trong việc đáp ứng các trách nhiệm đã cam kết với khách hàng” và Chỉ tiêu Tỷ lệ biên khả năng thanh toán >= 1 đã đạt tiêu chí phân loại vào Nhóm 1 thể hiện đủ khả năng thanh toán.

Với tiêu chí 7, nhà thầu nhận thấy, trong hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thì quy trình và cách thức giải quyết bồi thường là như nhau đối với tất cả các loại hàng hóa. Tổn thất thiếu hàng được xác định theo phương pháp đo mớn nước chỉ là một trong các rủi ro đối với hàng rời và không phải là rủi ro chính cần quan tâm như phương tiện vận chuyển bị chìm đắm khiến hàng hóa bị tổn thất toàn bộ, hàng hóa bị nhiễm bẩn, do đó việc đưa ra tiêu chí này là không cần thiết.

Với tiêu chí 8,nhà thầu nhận thấy, trong hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thì quy trình và cách thức giải quyết bồi thường, giám định là như nhau đối với tất cả các loại hàng hóa. Hàng than thuộc nhóm hàng rời nên có đầy đủ các đặc điểm tính của hàng rời như chứa trực tiếp trong khoang hàng của phương tiện vận chuyển, quy trình xếp dỡ, kiểm đếm, phương tiện vận chuyển là hoàn toàn giống nhau. Điều kiện bảo hiểm áp dụng đối với hàng than và hàng rời là giống nhau. Do đó, nội dung tiêu chí như trên là yêu cầu không hợp lý.

Dẫn chiếu quy định của pháp luật, bình luận, phân tích của chuyên gia:

Chia sẻ góc nhìn về các tiêu chí 4 và 6 được nhà thầu phản ánh, một chuyên gia đấu thầu cho rằng, đây là các tiêu chí thiên về năng lực, kinh nghiệm (tài chính) đã được pháp luật về đấu thầu hướng dẫn rõ, nhưng lại được đưa vào để đánh giá về mặt kỹ thuật là không phù hợp.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm thì cho rằng, các tiêu chí nêu trên đang định hướng tới một hoặc một số nhà thầu. Lý do là trên thị trường, số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ biên khả năng thanh toán ở mức ≥ 2 trong vòng 4 năm; doanh thu phí bảo hiểm thuần trong 4 năm từ ≥ 20% như yêu cầu tại HSMT chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Trả lời, giải quyết kiến nghị/đề nghị làm rõ:

Ngày 15/4/2024, Công ty cổ phần Kinh doanh than miền Bắc - Vinacomin trả lời các ý kiến của nhà thầu như sau:

Về tiêu chí 4 và tiêu chí 6 trong HSMT, hai tiêu chí này được Bên mời thầu xây dựng dựa trên quy định tại Thông tư số 195/2014/TT-BTC.

Theo Điều 3 của Thông tư số 195/2014/TT-BTC, mục đích đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm: "1. Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá, xếp loại và chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.

2. Bộ Tài chính giám sát việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm hoạt động an toàn, lành mạnh và ổn định."

Do đó, Bên mời thầu đã áp dụng quy định tại Thông tư để đưa ra các tiêu chí tại Chương III của HSMT để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có năng lực tài vững mạnh, hoạt động lành mạnh, ổn định và có đủ khả năng chi trả cho các rủi ro có thể xảy ra.

Với tiêu chí 4 và tiêu chí 6, Bên mời thầu xây dựng theo phương pháp chấm điểm, các khoảng cách giữa các mức điểm của tiêu chí hoàn toàn tuân thủ quy định tại Thông tư số 195/2014/TT-BTC (Ví dụ: tiêu chí 4 trong Thông tư có biên độ cho phép là -10% ≤ x ≤.30"). Do đó, các nhà thầu đủ năng lực hoạt động sẽ đều có thể đáp ứng mức điểm tối thiểu tại các tiêu chí này.

Tại Chương III của HSMT, Bên mời thầu đưa ra rất nhiều tiêu chí khác để đánh giá, trong trường hợp nhà thầu không được điểm tối đa một số tiêu chí, nhà thầu vẫn có thể được đánh giá là Đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật khi tổng điểm của nhà thầu đạt 70 điểm. Đồng thời, tại các tiêu chí này, Bên mời thầu đã nêu rõ "Đối với nhà thầu liên danh, năng lực của nhà thầu được tính bằng tổng năng lực của các thành viên trong liên danh tương ứng với phần công việc mà từng thành viên đảm nhận" để có thể đảm bảo nếu nhà thầu không đạt điểm tối đa tại tiêu chí này, nhà thầu có thể tham dự gói thầu dưới hình thức liên danh để đạt được mức điểm cao nhất và đáp ứng được mọi yêu cầu trong HSMT.

Về tiêu chí 7, Bên mời thầu yêu cầu mở rộng bảo hiểm đối với rủi ro thiếu hụt trọng lượng so với vận đơn. Rủi ro thiếu hụt trọng lượng luôn luôn xảy ra trong điều kiện tự nhiên do đặc tính của loại hàng hóa này, khối lượng than bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của độ âm. Rủi ro thiếu hụt trọng lượng được xác định khi tàu đã đến cảng dỡ và được dỡ hàng, vì vậy, việc nhà thầu không có kinh nghiệm giải quyết các vụ bồi thường về rủi ro thiếu hụt trọng lượng sẽ dẫn đến sự chậm trễ, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận hàng hóa của công ty chúng tôi, gây khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và thậm chí ảnh hưởng đến tiến độ giao than cho các Nhà máy Nhiệt điện.

Về tiêu chí 8, theo quan điểm của nhà thầu "Hàng than thuộc nhóm hàng rời nên có đầy đủ các đặc điểm tính của hàng rời như chứa trực tiếp trong khoang hàng của phương tiện vận chuyển, quy trình xếp dỡ, kiểm đếm, phương tiện vận chuyển là hoàn toàn giống nhau. Điều kiện bảo hiểm áp dụng đối với hàng than và hàng rời là giống nhau". Tuy nhiên, Bên mời thầu đã nêu rõ trong Chương V của HSMT "Phạm vi bảo hiểm: Trên cơ sở điều kiện bảo hiểm than ngày 1.10.1982 (ICC 1982)". Đây là điều khoản theo Luật pháp và tập quán Anh và đặc thù cho loại hàng hóa than. Do vậy, việc nhà thầu viết "điều kiện bảo hiểm áp dụng với hàng than và hàng rời là giống nhau" có thể do nhà thầu chưa hoàn toàn hiểu rõ về đặc tính của loại hàng hóa này. Cụ thể, theo Bộ luật IMSBC, than là nhiên liệu tự nhiên, rắn, dễ cháy với hiểm họa có thể tự tăng nhiệt đến mức gây cháy nổ, làm giảm nồng độ oxy và có thể ăn mòn kim loại. Chính vì vậy, rủi ro khi vận chuyển hàng hóa than cao hơn các loại hàng hóa rời khác. Ngoài ra, khi phát sinh tổn thất và các nghĩa vụ khác, phải dựa vào toàn bộ các đặc tính của mặt hàng này để đảm bảo không gây cản trở hoặc khó khăn trong quá trình đánh giá tổn thất và đảm bảo tiến độ bồi thường.

Đối với từng tiêu chí đánh giá, Bên mời thầu xác lập các điểm số khác nhau nhằm tạo sự công bằng nhất đối với từng nhà thầu. Các tiêu chí đánh giá của Bên mời thầu đưa ra là các tiêu chí thông dụng hay được sử dụng nhằm đánh giá năng lực, uy tín, kinh nghiệm và khả năng tài chính thực sự của nhà thầu để đảm bảo nhà thầu có thể thực hiện tốt nhất các nội dung công việc thuộc phạm vi của Gói thầu.

Kết quả giải quyết kiến nghị/đề nghị làm rõ:

Các nội dung đã phát hành của HSMT giữ nguyên.

Chuyên đề