Giám đốc dùng nhà tại “khu đất vàng” lừa hơn 200 tỉ đồng

Trương Vui bán căn nhà tại quận 1 cho nhiều người, đem thế chấp ngân hàng... chiếm đoạt hơn 200 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Vui.
Bị cáo Trương Vui.

Chiều 24/4, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ công nghiệp (gọi tắt là Upexim).

Các bị cáo bị truy tố trong vụ án này gồm Trương Vui (sinh năm 1959, nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Upexim), Tống Thị Bích Loan (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần XNK Biên Hòa – gọi tắt là Bihimex), Châu Thị Khoa (sinh năm 1963, nguyên Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng Bihimex) và Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1960, nguyên nhân viên Phòng Kinh doanh Bihimex).

Hội đồng xét xử do thẩm phán Nguyễn Minh Châu làm chủ tọa, đã triệu tập hàng chục cá nhân, pháp nhân và ngân hàng tham gia phiên tòa. Trong đó, bị hại là công ty đầu tư xây dựng thương mại Tradeco, công ty đầu tư Kim Cương Xanh và Agribank chi nhánh quận 1. Nguyên đơn dân sự là công ty cổ phần xuất nhập khẩu Biên Hòa Bihimex.

Ngoài ra, HĐXX cũng triệu tập đại diện công ty Upexim, Agribank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Chợ Lớn, Tổng công ty CNTP Đồng Nai (DOFICO), ngân hàng Quân đội chi nhánh Chợ Lớn, ngân hàng Đông Á chi nhánh quận 1 cùng 15 cá nhân tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Phiên tòa cũng có 15 luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện, bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan.

Theo cáo trạng, Upexim thành lập năm 2002, chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu lâm sản và hàng tiểu thủ mỹ nghê, sản xuất hàng may mặc…

Năm 2010, UBND TPHCM chỉ định bán căn nhà số 4-6 Hồ Tùng Mậu (quận 1) cho công ty Upexim.

Do không có khả năng tài chính, Trương Vui bàn với các thành viên HĐQT để công ty cổ phần đầu tư thương mại - Tradeco tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh xây dự án Upex Tower. Công ty này sau đó đã chuyển cho Upexim 60 tỉ đồng - tương đương một nửa giá trị quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khi được công ty Kim Cương Xanh đặt vấn đề mua lại căn nhà trên với giá 330 tỉ đồng, bị cáo Vui đồng ý. Vui đề nghị khi ký hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi giá 280 tỉ đồng, còn 50 tỉ đồng chi ngoài cho mình.

Công ty Kim Cương Xanh đã nhiều lần chuyển cho Upexim tổng cộng 120 tỉ đồng. Trong đó, Vui nhận 59 tỉ đồng tiền mặt nhưng không nhập vào sổ sách của công ty.

Dự kiến phiên tòa kéo dài hết tháng 4.

Đến năm 2012, Vui thông qua 2 công ty do mình lập ra để vay AgriBank Chi nhánh Sài Gòn 110 tỉ đồng, thế chấp bằng căn nhà trên đường Hồ Tùng Mậu, không thông báo cho các bên biết thực trạng căn nhà có đồng sở hữu. Do không có khả năng thanh toán,Vui sau đó chiếm đoạt của nhà băng 68,5 tỉ đồng.

Cũng trong thời gian này, công ty Upexim đang có khoản vay 24 tỉ đồng tại một ngân hàng khác. Vui đã thỏa thuận bán thêm cho Tradeco 20% giá trị căn nhà với giá 24 tỉ đồng để lấy tiền trả nợ và tiếp tục "ém" chuyện đã thế chấp căn nhà cho Agribank.

Theo cáo buộc, Vui còn dùng một thửa đất ở Bình Dương thế chấp cho AgriBank Chi nhánh quận 1 để vay tiền và chiếm đoạt của nhà băng này gần 7 tỉ đồng, trong khi bất động sản này đã được thế chấp cho một ngân hàng khác.

Liên quan đến vụ án, 2009-2013, bà Loan và cấp dưới đã thông đồng với Vui lập 173 hợp đồng mua bán hàng hóa khống giữa Upexim, Bihimex với các công ty do Vui lập ra để vay tiền từ Bihimex, gây thiệt hại cho công ty này 144,5 tỉ đồng.

Giám đốc Loan và cấp phó đã chỉ đạo nhân viên lập chứng từ khống thanh toán tiền giao nhận hàng, rút 2 tỉ đồng tiền quỹ để sử dụng mà không đưa vào sổ sách kế toán.

Dù không thực hiện việc giao nhận hàng, Dung đã ký 119 hóa đơn, phiếu nhập hàng khống của Upexim và các công ty trung gian giúp bà Loan gây thiệt hại cho Bihimex.

Quá trình điều tra,Vui cho rằng, số tiền bị cáo buộc lừa đảo ông đã dùng để chi cho các hoạt động của Upexim và tiêu xài cá nhân.

Dự kiến phiên tòa kéo dài hết tháng 4.

Chuyên đề