Thị trường vàng xuất hiện một số nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cùng với đó, đồng USD trượt dốc trong ngày hôm qua cũng là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho giá vàng đi lên. Theo đó, chốt phiên giao dịch tại New York ngày 13/3, giá giao ngay lên 1.325,9 USD. Trong khi đó, các hợp đồng giao tháng 4 chốt ngày tăng khoảng 5,7 USD, lên 1.326,5 USD.
Đà tăng tạm thời chưa lan sang phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á. Tính đến 9h, giờ Hà Nội, mỗi ounce có giá 1.324 USD, giảm nhẹ khoảng một USD so với mở cửa.
Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 36,38 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, mức giá mở cửa của vàng miếng trong nước xoay quanh 36,66 - 36,74 triệu đồng, tức chỉ còn cao hơn giá thế giới khoảng 300.000 đồng mỗi lượng.
Hiện nay, lạm phát cao hơn càng củng cố thêm dự báo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất bốn lần trong năm nay, thay vì ba lần như dự báo trước đó. Lãi suất cao sẽ khiến các tài sản an toàn như vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, qua đó tạo sức ép giảm lên giá vàng.
Trong tháng 2/2018, lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong hơn một năm rưỡi qua, làm dấy lên lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự báo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm cho thấy những tín hiệu tốt hơn về nền kinh tế số 1 thế giới. Vậy nên có thể nói rằng, giá vàng thế giới đang ở mức khá khiêm tốn.
Liên quan đến việc tổng thống Donald Trump thực hiện áp thuế thương mại cao với mặt hàng thép và nhôm, Liên minh châu Âu muốn thảo luận Mỹ về việc này. Trong khi đó, Trung Quốc cho biết có thể sẽ đưa ra chính sách lên các mặt hàng khác của Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng tình hình này có thể tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán thế giới và giá vàng.