Ban lãnh đạo UPH cho biết, để thực hiện kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trên, công ty sẽ tập trung trong việc tái cơ cấu nguồn vốn, theo hướng giảm chi phí vốn vay bên cạnh các kế hoạch sản xuất đảm bảo tăng trưởng.
Theo đó, mục tiêu cho nhiệm kỳ mới 2017-2020, HĐQT UPH đặt chỉ tiêu tăng trưởng từ 5%-7%/năm về doanh thu, lợi nhuận và cổ tức.
Về định hướng phát triển trong thời gian tới, HĐQT UPH cho biết sẽ tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực của công ty, nâng cáo tính đa dạng, sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phát triển sản phẩm với trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng cao. Bên cạnh đó, thông qua công ty mẹ OPC, UPH sẽ đẩy mạng công tác phân phối và phát triển thị phần.
Tại đại hội, ông Nguyễn Chí Linh, Thành viên HĐQT UPH, đồng thời hiện là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Dược Phẩm OPC đã có báo cáo cập nhật tình hình sau khi UPH chính thức sáp nhập và chịu sự chi phối từ OPC.
Ông Linh cho hay, kể từ khi nâng tỷ lệ sở hữu lên mức chi phối tại UPH, OPC đã sáp nhập toàn bộ hế thống bán hàng vào hệ thống phân phối của OPC. Bên cạnh đó, OPC cũng thiết lập lại giá bán đối với các khách hành của UPH theo chính sách "một giá" thống nhất.
Với hoạt động tại UPH, OPC đặt mục tiêu giai đoạn 2017-2020 là đảm bảo duy trì ổn định sản xuất, đồng thời tái cơ cấu hoạt động theo hướng tách bạch vai trò giữa quản lý và điều hành.
Mặt khác, cũng trong giai đoạn trên, UPH cũng sẽ lập kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới đạt tiêu chuẩn GMP-WHO phù hợp với lộ trình GMP-PICs của Bộ Y tế, dự kiến xây dựng vào năm 2018.
Nguồn vốn để thực hiện, HĐQT UPH sẽ xem xét kế hoạch huy động và tận dung nguồn quỹ đất đang sở hữu để khai thác nhằm tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư.
Bên cạnh đó, UPH cũng sẽ tăng cường thu hồi công nợ, các khoản nợ khó đòi phát sinh từ hoạt động kinh doanh, khai thác bất động sản (với Công ty Kim Long).
Theo đó tính đến 12/2016, khoản nợ khó đòi của UPH là 17,24 tỷ đồng.