Chuyên đề L'Art à Hué trên tạp chí B.A.V.H năm 1919
Giới nghiên cứu Huế học cũng như giới Việt Nam học đã quá biết đến cuốn sách khảo cứu tường tận nghệ thuật kinh đô Huế và vùng phụ cận (miền Trung) với cái tên tiếng Pháp L’Art à Hué. Nhưng bạn đọc rộng rãi thì có thể chưa tiếp cận do trở ngại về ngôn ngữ cũng như vóc dáng học thuật của công trình khảo cứu, dù cuốn sách có phần lớn là tranh vẽ.
Vì vậy, một nhóm nghiên cứu ở Huế gồm dịch giả Lê Đức Quang, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông và Trần Đình Hằng đã cùng với Thái Hà Books làm mới cuốn sách với một bản dịch mềm mại, cùng các bài giới thiệu để giúp độc giả đại chúng dễ dàng thưởng thức những vàng son của xứ Huế một thuở.
Sách được tái bản bởi NXB Hà Nội với tựa đề Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế.
Chuyên đề L'Art à Hué trên tạp chí B.A.V.H năm 1919
Đây vốn là một chuyên đề khảo cứu về nghệ thuật vùng Huế của một vị linh mục Pháp đồng thời là nhà Việt Nam học kiệt xuất L. Cadière, đăng trên tạp chí B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hue) xuất bản năm 1919.
Cùng thực hiện công trình nghiên cứu này còn có sự trợ giúp của E.Gras - một nhân viên ngân khố Trung Kỳ nhưng rất giỏi về việc khảo cứu học thuật. Ngoài ra, còn có các nghệ sĩ tài hoa người Việt như họa công triều đình Nguyễn Văn Nhơn, các họa sĩ Lê Văn Miến, Tôn Thất Sa, Lê Văn Tùng, Trần Văn Phềnh...
Hoa văn trên bình phong ở Cơ Mật Viện triều Nguyễn in trong sách L’Art à Hué
Hoa văn "Rồng trong ổ" do họa sĩ Trần Văn Phềnh vẽ lại và in trong sách L’Art à Hué
Phong cảnh phủ Kiên Thái Vương do họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ, in trong sách L’Art à Hué
Buổi ra mắt sách ở Viện Pháp tại Huế tối 9-10
Bản “Long mã” (bìa in hình con long mã) được mua với giá 21 triệu đồng, bản “Phụng” (bìa in hình con chim phụng) được mua với giá 33 triệu đồng.
Bản siêu đặc biệt 'Long mã' với họa tiết long mã (rồng mình ngựa) in nổi trên bìa sách - Ảnh tư liệu
Bản siêu đặc biệt 'Phụng' với họa tiết chim phụng in nổi trên bìa sách - Ảnh tư liệu