Ở hình thức mua sắm trực tiếp trong nước, theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, tỷ lệ giảm giá đạt được lên đến trên 25,6%. Ảnh: Lê Tiên |
Tổng giá gói thầu là trên 5.752 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu là 4.789 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 963 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm giá 16,75%.
Đáng chú ý nhất, ở hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước không qua mạng, có 284 gói, với tổng giá gói thầu hơn 4.794 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu là hơn 3.888 tỷ đồng, tiết kiệm thông qua đấu thầu 905 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm giá 18,88%.
Ở hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng, có 50 gói thầu với tổng giá gói thầu hơn 139 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu hơn 124 tỷ đồng, tiết kiệm thông qua đấu thầu hơn 14,8 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm giá 10,67%.
Với hình thức mua sắm trực tiếp trong nước, có 8 gói thầu, với tổng giá gói thầu 9,6 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu là 7,1 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 2,4 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm giá 25,654%.
Cũng trong năm 2018, tỉnh Cà Mau đã chỉ định thầu trong nước 3.156 gói thầu, với tổng giá gói thầu gần 670 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu gần 636 tỷ đồng, tiết kiệm gần 34 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ giảm giá 5,07%. Các gói thầu thực hiện chỉ định thầu đều nằm trong hạn mức, được cho phép chỉ định thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Theo ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, phát sinh, phần lớn từ chủ đầu tư và bên mới thầu. Trong đó, phổ biến nhất là việc chưa tuân thủ thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định; chưa đăng tải thông tin đấu thầu; lập hồ sơ mời thầu (HSMT), đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT), thẩm định HSMT và kết quả đấu thầu không tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, dẫn đến kiến nghị trong đấu thầu làm kéo dài thời gian thực hiện gói thầu.
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc đã nêu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau kiến nghị, trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đấu thầu trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nghiệp vụ đấu thầu qua mạng, để nâng cao năng lực của chủ đầu tư, bên mời thầu và các nhà thầu.
Thực tế, trong năm 2018, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, nhìn chung các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu cơ bản am hiểu pháp luật về đấu thầu và đều có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư, đơn vị thẩm định và tư vấn đấu thầu khi xử lý tình huống trong đấu thầu vẫn còn lúng túng, dẫn đến khiếu nại, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác đấu thầu.