Dịch Covid 19: Thủ tướng chấp thuận xếp Hà Nội vào “nhóm nguy cơ”

(BĐT) - Thủ tướng chấp thuận xếp Hà Nội vào nhóm địa phương có nguy cơ lây lan dịch, được nới lỏng một số hoạt động, tuy nhiên một số huyện vẫn có nguy cơ cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu quan điểm trên. Tuy nhiên, một số huyện của Hà Nội như Thường Tín, Mê Linh và nơi có ca nhiễm chưa đủ 14 ngày vẫn là địa bàn "có nguy cơ cao". Các quận huyện khác của Hà Nội có nguy cơ.

Thủ tướng yêu cầu những địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm khắc chỉ thị 16 về cách ly xã hội. Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định việc thực hiện cách ly xã hội với những địa bàn có nguy cơ cao.

Một số nơi có bệnh nhân Covid 19 của tỉnh Hà Giang, Bắc Ninh cũng có nguy cơ cao.

Thủ tướng đánh giá ba tháng qua, Việt Nam đã kiên trì áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp rất mạnh, đến giờ đạt được những "kết quả quan trọng và đáng mừng". "Chúng ta áp dụng cách ly xã hội đúng đắn, kịp thời, nên trong 6 ngày qua không phát hiện trường hợp nào bị nhiễm. Riêng TP HCM 19 ngày không có người nhiễm. Đây là thắng lợi để chúng ta chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn, cùng phát triển kinh tế xã hội", Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, thời gian tới Việt Nam cần chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch bệnh, các cấp, ngành và người dân cần nhận thức rõ ràng điều này. "Nhiều nơi trên thế giới đang có dịch bệnh nên chúng ta không thoát ra khỏi nguy cơ. Vì vậy, thích nghi với Covid-19 là điều bình thường và cần kiểm soát dịch bệnh", ông nói và yêu cầu các cấp ngành tiếp tục ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại, không để đại dịch tàn phá đất nước.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất giảm cấp độ Hà Nội từ nhóm nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh xuống nhóm nguy cơ. Nếu được, thành phố vẫn sẽ thực hiện các biện pháp chống dịch như phát hiện nhanh, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch tốt để không lây lan ra cộng đồng.

"Nếu xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ cao thì sẽ rất khó khăn vì người lao động, phương tiện địa phương khác không thể vào thủ đô được. Nếu nối lại đường bay Hà Nội - TP HCM mà một nơi thuộc nhóm nguy cơ cao, nơi thuộc nhóm nguy cơ thì sẽ khó khăn cho quản lý", ông Chung nói.

Ông Chung cho biết, Bí thư và Thường trực Thành ủy, đều thống nhất đề xuất Thủ tướng xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ. Nếu được Thủ tướng đồng ý với đề xuất trên, thành phố vẫn sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, như cấm hoạt động đến 30/4 các dịch vụ thể thao, văn hóa, lễ hội, karaoke, trò chơi điện tử...

Trước đó sáng 22/4, tổng hợp các tiêu chí và phân tích tổng thể về dịch tễ học, Ban Chỉ đạo đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ.

Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao có Hà Nội; nhóm nguy cơ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang; nhóm nguy cơ thấp là 59 địa phương còn lại.

Kiến nghị đối với nhóm nguy cơ cao là tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4/2020). Tuy nhiên, kiến nghị Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch .

Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng.

Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các khu vực này.

UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tăng cường lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm để phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch.

Đến 18h ngày 22/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.

Tổng cộng 223 người đã được chữa khỏi. Trong đó:

16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).

207 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 22/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN17, BN18, BN20, BN21, BN22, BN23, BN24, BN25, BN26, BN27, BN28, BN29, BN30, BN31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN36, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN44, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49,  BN50, BN51, BN52, BN53, BN54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72, BN73, BN74, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN84, BN85, BN86, BN87, BN88, BN89, BN90, BN93, BN94, BN95, BN96, BN97, BN98, BN99, BN100, BN101, BN102, BN103, BN104, BN105, BN106, BN107, BN 108, BN109, BN110, BN111, BN112, BN113, BN114, BN115, BN116, BN117, BN118, BN119, BN120, BN121, BN122, BN123, BN125, BN126, BN128, BN129, BN130, BN131, BN132, BN133, BN135, BN136, BN137, BN138, BN139, BN140, BN142, BN144, BN145, BN146, BN148, BN149, BN150, BN151, BN152, BN153, BN154, BN155, BN156, BN157, BN159, BN160, BN164, BN165, BN168, BN169, BN171, BN172, BN173, BN174, BN175, BN177, BN179, BN180,BN181,BN182, BN183, BN184, BN186, BN187, BN188, BN189, BN190, BN191, BN192, BN194, BN197, BN198, BN199, BN200, BN202, BN203, BN204, BN205, BN207, BN208, BN210, BN211, BN213, BN214, BN215, BN216, BN217, BN219, BN220, BN221, BN222, BN223, BN224, BN227, BN228, BN229,BN230, BN231, BN232, BN234, BN235, BN236, BN237, BN 238, BN239, BN240,  BN241, BN242, BN246, BN248, BN249, BN251, BN252, BN266.

Chuyên đề